Điều trị bệnh trĩ: Cách chữa trị tại nhà đơn giản mà lại cực kỳ hiệu quả

Bệnh trĩ: Phân loại, cách điều trị
Bệnh trĩ: Phân loại, cách điều trị

Xin chào các bạn, bài viết ngày hôm nay của mình xin giới thiệu đến các bạn về một căn bệnh rất phổ biến trong xã hội hiện nay: Bệnh trĩ. Theo một điều tra cho biết, hơn 30% người dân Việt Nam từ độ tuổi từ 40 trở lên mắc bệnh trĩ, có thể thấy rằng bệnh trĩ không còn là khái niệm xa lạ trong đời sống của chúng ta. Để có thể hiểu được tất tần tật từ A đến Z về căn bệnh mang vài  phần “nhạy cảm” và gây rất nhiều bất tiện trong sinh hoạt thường ngày thì hãy cùng NCI theo dõi bài viết bên dưới nhé.

Bệnh trĩ là gì?

Bệnh trĩ hay trong dân gian còn gọi là bệnh “lòi dom” gây ra đau đớn, ngứa ngáy và khó chịu cho bệnh nhân. Tình trạng bệnh lý xảy ra khi giãn qúa mức các đám rối tĩnh mạch trĩ (hay còn gọi là búi trĩ) ở các mô xung quanh hậu môn. Trong sinh lý bình thường, các mô đó có tác dụng kiểm soát phân thải ra bên ngoài môi trường, khi các mô này phồng lên do sưng hoặc viêm thì gọi là trĩ.

Bệnh trĩ gây nhiều phiền toái trong đời sống hằng ngày
Bệnh trĩ gây nhiều phiền toái trong đời sống hằng ngày

Phân loại bệnh trĩ: Sự khác nhau giữa trĩ nội và trĩ ngoại?

Bệnh trĩ được phân thành 2 dạng chính là bệnh trĩ nội và bệnh trĩ ngoại, phụ thuộc vào vị trí hình thành của các “búi trĩ”:

Bệnh trĩ nội

Búi trĩ nằm ở phía trên đường lược (là chỗ nối giữa phần cuối ống tiêu hoá và hậu môn) được bao bọc bởi niêm mạc hậu môn, không gây cảm giác đau đớn, xuất hiện triệu chứng chảy máu không liên tục khi đi tiểu, đôi khi sẽ có dịch nhầy. Bệnh trĩ nội thường được chia làm 4 phân độ phụ thuộc vào độ sa của búi trĩ (nghĩa là búi trĩ sa ra bên ngoài nhiều hay ít):

  • Phân độ 1: Đây là cấp độ nhẹ nhất, giai đoạn bệnh chỉ mới hình thành, búi trĩ mới bắt đầu giãn ra nhưng chưa sa ra ngoài mà vẫn nằm hoàn toàn trong ống hậu môn, có thể xuất hiện triệu chứng chảy máu, đau rát sau mỗi lần đi vệ sinh.
  • Phân độ 2: Lúc này búi trĩ đã sa thấp hơn xuống dưới đường lược, chúng ta có thể thấy được búi trĩ thập thò ở đầu lỗ hậu môn khi rặn đi đại tiện nhưng nó có khả năng tự thu lại ngay khi đứng dậy.
  • Phân độ 3: Búi trĩ thò ra ngoài khi đi đại tiện hoặc khi đi lại nhiều nhưng lại không có khả năng tự thu lại mà phải dùng tay đẩy lên hoặc nằm nghỉ ngơi một lúc thì búi trĩ mới có thể thu lại được.
  • Phân độ 4: Đây là cấp độ nặng nhất, búi trĩ lúc này sa hẳn ra ngoài lỗ hậu môn, thường xuyên nằm ngoài ống hậu môn, dù có dùng tay đẩy vào thì búi trĩ cũng sẽ thò ra ngay lập tức.
2 dạng chủ yếu của bệnh trĩ
2 dạng chủ yếu của bệnh trĩ

Bệnh trĩ ngoại

Được hình thành do các đám rối tĩnh mạch trĩ nằm dưới lớp da

nhăn xung quanh hậu môn bị giãn quá mức. Đặc điểm của trĩ ngoại là nằm ngoài ống hậu môn và được bao bọc xung quanh là da

Ngoài 2 bệnh trĩ điển hình nói trên chúng ta còn gặp một vài trường hợp đặc biệt của bệnh trĩ là bệnh trĩ hỗn hợp và trĩ vòng.

  • Trĩ hỗn hợp là tình trạng nặng của bệnh trĩ thường thấy ở người vừa có bệnh trĩ nội và trĩ ngoại, khi búi trĩ nội trong ống hậu môn bị sa giãn nặng và liên kết với búi trĩ ngoại nằm ngoài hậu môn sẽ tạo thành một khối trĩ lớn, dài xuất từ bên trong ra ngoài hậu môn.
  • Trĩ vòng là tình trạng rất nặng của bệnh trĩ. Khi các búi trĩ hỗn hợp to dần lên và giữa các búi trĩ chính xuất hiện các búi trĩ phụ làm chúng liên kết với nhau tạo thành một vòng tròn trĩ.

Nguyên nhân khiến bạn dễ mắc bệnh trĩ?

Ông cha ta có câu “Thập nhân cửu trĩ” nghĩa là cứ 10 người thì sẽ có 9 người trong đó mắc bệnh trĩ. Chúng ta có thể thấy được độ phổ biến của bệnh trĩ trong xã hội ngày nay, vậy tại sao căn bệnh này lại có thể phát triển rộng rãi như vậy? Đó chính là do những nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ tồn tại trong những thói quen không tốt trong sinh hoạt hằng ngày của chúng ta, hãy cùng chúng mình điểm qua nguyên nhân một chút nào:

  • Táo bón kéo dài khiến người bệnh phải rặn mạnh mỗi lần đi đại tiện gây hậu quả nghiêm trọng làm búi trĩ căng phồng, dễ bị chảy máu và sa giãn
  • Tiêu chảy mãn tính cũng làm tăng áp lực tống phân lên các đám rối tĩnh mạch trĩ cũng vì vậy mà những người bị viêm đại tràng hay rối loạn tiêu hoá có tỷ lệ mắc bệnh rất cao.
  • Tăng áp lực ở ổ bệnh cũng làm tăng áp lực lên các búi trĩ và điều này thường gặp ở phụ nữ có thai hoặc những người mắc bệnh về đường hô hấp
  • Do đặc thù nghề nghiệp và chế độ sinh hoạt của mỗi người: Những công việc phải mang vác nặng, ngồi nhiều, đứng lâu, ít hoạt đông thể lực, chế độ ăn uống không phù hợp (nhiều đạm và ít rau xanh)…

Những đối tượng nào có nguy cơ mắc bệnh trĩ cao?

Bệnh trĩ hiện nay còn được mệnh danh là “bệnh văn phòng”, với những nguyên nhân ở trên, theo một số nghiên cứu trên thực tế, người ta đã chỉ ra một số đối tượng cụ thể có nguy cơ mắc bệnh trĩ cao:

Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh trĩ
Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh trĩ
  • Những người có tiền sử mắc các bệnh tiêu chảy và táo bón mãn tính
  • Người có thói quen lao động ít vận động, phải ngồi nhiều, đứng lâu do đặc thù nghề nghiệp (Nhân viên văn phòng, nhân viên bán hàng, bảo vệ…)
  • Quan hệ tình dục qua đường hậu môn
  • Chế độ sinh hoạt không hợp lý (Ít hoạt động thể lực, chế độ ăn thiếu chất xơ, ăn quá nhiều đạm và đố cay nóng..)
  • Người thừa cân và béo phì cũng có khả năng mắc bệnh trĩ cao
  • Người cao tuổi
  • Phụ nữ đang có thai và sinh con
  • Người đã có tiền sử mắc các bệnh rối loạn tiêm hoá hay những bệnh về đường hô hấp…

Dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ: Các triệu chứng điển hình?

Mỗi loại bệnh trĩ mà bệnh nhân gặp phải hoặc phân độ trĩ mà người bệnh đang mắc sẽ có những triệu chứng khác biệt. Tuy nhiên, xét về bệnh trĩ nói chung, sẽ có những triệu chứng điển hình, nếu bạn gặp những dấu hiệu như sau thì hãy liên hệ ngay với bác sĩ để có được sự tư vấn kịp thời để tránh những biến chứng do bệnh trĩ đem lại:

Chảy máu

Đây là triệu chứng sớm nhất và rất thường gặp nhưng lại dễ bị bỏ qua, người bệnh phát hiện bằng cách quan sát thấy máu ở giấy vệ sinh hoặc vài tia máu đỏ dính ở khối phân rắn. Ban đầu máu chỉ có mỗi khi bị táo bón hoặc rặn nhiều khi đi đại tiện về sau máu chảy thường xuyên hơn và lượng máu nhiều hơn, chúng ta có thể thấy máu xuất hiện ở bồn cầu. Có nhiều người bệnh nặng vừa ngồi xuống rặn thì đã thấy máu chảy nhỏ giọt hoặc phun thành tia với lượng lớn.

Sa búi trĩ

Trĩ nội ban đầu nằm hoàn toàn trong ống hậu môn do đó nếu không có dấu hiệu chảy máu thì người bệnh hoàn toàn sẽ không biết mình mắc bệnh trĩ và bỏ qua. Búi trĩ sẽ phát triển theo thời gian, đến một mức độ quá lớn thì lúc đó nó sẽ thò ra ngoài, khi đó sẽ ảnh hưởng đến việc sinh hoạt thường ngày của người bệnh, búi trĩ có thể sa ra ngoài khi đi đại tiện, đi bộ hoặc ngồi xổm. Ban đầu búi trĩ có thể tự thu vào nhưng bệnh càng tiến triển nặng thì dù có dùng tay đẩy lên thì búi trĩ vẫn có thể thò ra.

Triệu chứng đặc trưng của bệnh trĩ
Triệu chứng đặc trưng của bệnh trĩ

Ngứa và tăng tiết dịch hậu môn

Bệnh trĩ làm ống hậu môn bị viêm nên tiết dịch nhiều, từ đó sẽ gây ướt, gây ngứa còn có thể bị kích thích hoặc sưng tấy

Biến chứng của bệnh trĩ?

Với những dấu hiệu tuy khá rõ ràng nhưng vì căn bệnh này xuất hiện ở vị trí tương đối nhạy cảm nên người bệnh ngại chia sẻ và âm thầm chịu đựng với suy nghĩ là nó sẽ nhanh ổn, điều đó cực kỳ tai hại vì nó khiến bệnh phát triển nặng nề hơn rất nhiều, cuối cùng sẽ dẫn đến các biến chứng không mong đợi:

Thiếu máu

Khi mắc bệnh trĩ, triệu chứng điển hình là đi ngoài ra máu, lượng máu sẽ ngày càng tăng nhiều khi bệnh tiến triển nặng hơn, điều đó sẽ dẫn đến thiếu máu mạn tính, ảnh hưởng đến sức khoẻ của người bệnh: gây nhức đầu, mệt mỏi, chóng mặt, xanh xao… Trong trường hợp xấu nhất có thể dẫn đến đột quỵ tư thế đứng.

Nhiễm trùng máu

Biến chứng này sẽ xuất hiện khi bệnh đến giai đoạn xuất hiện áp xe hậu môn. Các khối áp xe hậu môn khi không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng chảy mủ, nếu nặng hơn thì lan rộng đến các vị trí xung quanh và gây hiện tượng nhiễm trùng máu

Sa nghẹt búi trĩ

Máu không thể lưu thông dẫn đến nghẹt búi trĩ, các búi trĩ to và cứng hơn khiến khả năng tự thu vào rất thấp. Tình trạng này khiến người bệnh đau đớn và ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày.

Tắc mạch trĩ nội

Đây là tình trạng khiến người bệnh cảm thấy đau ở vùng hậu môn, ấn vào trực tràng sẽ cảm nhận có cục cứng, ranh giới rõ rệt. Nếu đi nội soi, sẽ thấy búi trĩ phồng lên, khi rạch nhẹ sẽ thấy cục máu đông bật ra ngoài.

Tắc mạch trĩ ngoại

Xuất hiện cục máu đông ở trong lòng mạch máu hoặc có bọc máu. Sau 1 thời gian sẽ thấy cục máu đông sẽ được bao bọc bởi một màng mỏng, dích chặt vào da và rất khó tách rời. Khi đi khám sẽ thấy hậu môn có 1 khối có kích bằng hạt đậu làm người bệnh cảm thấy đau rát.

Bội nhiễm

Tình trạng vi khuẩn tấn công trong thời gian khi búi trĩ thò ra ngoài môi trường quá lâu và làm chảy máu liên tục.

Rối loạn chức năng hậu môn

Búi trĩ sa ra bên ngoài sẽ làm cho người bệnh thấy đau đớn và khó chịu mỗi khi đi đại tiện, nó còn có thể xâm lấn các cơ quan bên trong và gây đại tiện không tự chủ.

Viêm nhiễm phụ khoa ở phái nữ

Do vị trí của hậu môn và âm hộ của nữ giới ở rất gần nhau, khi bệnh nhân mắc bệnh trĩ, các vi khuẩn có thể tích tụ ở hậu môn và dễ dàng xâm nhập vào âm hộ, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đặc biệt là chức năng sản.

Viêm nhiễm hậu môn

Xảy ra khi không can thiệp thời vào quá trình sa búi trĩ, khi búi trĩ sa ra ngoài, không được vệ sinh đúng cách sẽ là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn, nấm tấn công, lúc này người bệnh sẽ dễ bị viêm nhiễm, lở loét và nguy cơ bội nhiễm hoại tử cao

Các bệnh về da

Thường gặp ở người bệnh có bệnh trĩ ở giai đoạn nặng. Búi trĩ thò ra ngoài hậu môn kèm theo nhiều chất dịch nhầy, vùng da ở hậu môn bị kích thích và nguy cơ mắc các bệnh về da là rất cao.

Xem thêm: Bệnh trĩ cấp độ 3 có cần phẫu thuật không? Cách điều trị bệnh trĩ cấp độ 3

Điều trị bệnh trĩ: Cách điều trị tại nhà đơn giản, hiệu quả

Nhìn vào các biến chứng có thể xảy ra khi mắc bệnh trĩ, có thể bạn cảm thấy rất hoảng sợ và nghĩ rằng căn bệnh này điều trị sẽ tốn thời gian và đau đớn. Tuy nhiên đó là một suy nghĩ khá sai lầm vì nó chỉ khó khăn cho việc điều trị khi bạn để bệnh tiến triển quá nặng, vượt qua tầm kiểm soát của bản thân. Còn với những trường hợp phát hiện kịp thời thì việc chữa trị lại đơn giản hơn bạn nghĩ rất nhiều và đặc biệt là nó có thể được điều trị ngay tại gia đình, không hề gây đau đớn hay tốn kém, để mình chia sẻ một số bí quyết giúp bạn vượt qua căn bệnh “oái ăm” này nhé.

Cách điều trị bệnh trĩ tại nhà

Không hề tốn kém lại vô cùng đơn giản mà bất kỳ ai cũng có thể thực hiện được, cùng tích luỹ thêm kinh nghiêm để “trị” ngay căn bệnh trĩ:

Cách điều trị bệnh trĩ tại nhà
Cách điều trị bệnh trĩ tại nhà

Ngâm hậu môn trong nước ấm

Giảm kích ứng, gỉam đau và làm co các tĩnh mạch, chúng ta có thể ngâm hậu môn trong nước ấm, khoảng 20 phút và thực hiện 3 lần trong một ngày. Dùng một chậu nước đủ rộng để bạn có thể ngồi ngập mông và đổ nước ấm vào trong đó, ngoài ra để tăng độ hiệu quả bạn có thể bỏ thêm một chút muối (khoảng ¼ chén) sẽ giúp kháng khuẩn và giúp chữa lành vết thương đồng thời loại bỏ nhiễm trùng

Sử dụng giấy vệ sinh mềm và tuyệt đối không được gãi khi cảm thấy ngứa

Giấy vệ sinh thô cứng sẽ làm trầy xước và gây kích ứng da, để làm giảm cơn đau và kích ứng, các bệnh nhân mắc bệnh trĩ được khuyên sử dụng khăn ẩm hoắc khăn ướt y tế, không nên lau mạnh mà hãy thấm nhẹ nhàng. Gãi sẽ làm tăng chảy máu và gây thêm áp lực lên các đám rối tĩnh mach trĩ và khiến chúng bị tổn thương và chảy máu, sẽ dẫn đến nhiễm trùng nặng hơn.

Chế độ ăn uống hợp lý

Đây là cách dễ dàng để chữa bệnh trĩ cũng như phòng ngữa bệnh trĩ. Bạn cần uống nhiều nước, bổ sung trái cây và thực phẩm giàu chất xơ vào chế độ ăn uống, nó sẽ giúp phân bạn mềm hơn, dễ dàng đi đại tiện, tránh cảm giác đau đớn. Ngoài ra, chất xơ cũng có khả năng kích thích thành ruột, làm tăng nhu động ruột, tăng co bóp để tống phân ra ngoài. Một số loại trái cây đặc biệt khuyên dùng để chữa táo báo như: rau lang, rau mồng tơi, thanh long, khoai lang, chuối….

Chế độ sinh hoạt lành mạnh

Cần tránh những công việc nặng nhọc, phải mang vác, đứng lâu, ngồi nhiều, tạo thói quen đi vệ sinh đều đặn vào một giờ nhất nhất trong ngày. Không nên thức khuya, cần hoạt động thể chất đều đặn, vừa sức.

Hạn chế ngồi

Khi ngồi quá lâu sẽ gây áp lực lên các đám rối tĩnh mạch trĩ, gây sa giãn quá mức và làm tình trạng bệnh tiến triển nặng nề. Hãy thường xuyên thay đổi tư tế, nằm nghỉ ngơi và đi lại vận động nhiều hơn. Trong trường hợp đi vệ sinh, cần kê chân lên ghế 15cm để giúp bạn giảm bớt sức căng cho búi trĩ, không nên ngồi vệ sinh quá lâu

Chườm lạnh

Bọc túi đá trong một chiếc khăn hoặc vải sạch rồi ấn nhẹ lên búi trĩ, tuyệt đối không chườm trực tiếp đá. Thời gian thực hiện trong vài phút, đều đặn mỗi ngày 3-4 lần, nó giúp bạn giảm đau và sưng đồng thừoi giúp co các mạch và cầm máu. Sau khi đã chườm xong bạn nên lau khô bằng khăn mềm hoặc dùng máy sấy tóc để sấy vị trí chườm lạnh.

Sử dụng thuốc làm mềm phân

Liên hệ với bác sĩ hoặc dược sĩ để có thể tìm hiểu rõ hơn các thuốc về nhuận tràng, điều trị táo bón.

Cách chữa bệnh trĩ theo phương pháp dân gian

Đây là phương pháp được nhiều người ưu tiên lựa chọn vì tính an toàn và hiệu quả của nó, không gây tác dụng phụ, tác dụng hoàn toàn và đẩy lùi bệnh từ gốc. Một số phương pháp mà bạn có thể sử dụng:

  • Ngải cứu: Có tên khoa học là Artemisia vulgaris, có tác dụng như giảm đau, kháng khuẩn, giúp co mạch và co búi trĩ. Cách sử dụng: Ngải cứu kết hợp với lá lốt giã nhỏ ra, đắp trực tiếp lên hậu môn, có thể khỏi ngay nếu bệnh tiến triển ở giai đoạn đầu.
  • Cúc tần: Tên khoa học là Pluchea indica, dịch chiết từ lá và rễ có tác dụng chống viêm cấp tính, chống loét rất tốt. Cách sử dụng: Giã nhỏ 1 nắm lá cúc tần, 1 nắm lá sung thật nhuyễn, đắp trực tiếp lên vùng hậu môn đều đặn 2 lần một ngày, mỗi lần đắp khảong 30 phút.
  • Lá sung: Tên khoa học là Ficus glomerata với thành phần hoá học chính là flavonoid, triterpenoid, alcaloid, tanin… có tác dụng chống viêm. Cách sử dụng: Vỏ cây sung hoặc 1 nắm lá sung đem nấu lấy nước dùng để xông hậu môn. Khi nước đạt nhiệt độ hơi ấm thì dùng trực tiếp để ngâm rửa vùng bị trĩ.
  •  Nghệ vàng: Có tên khoa học là Curcuma long, cách sử dụng: Ngải cứu, cúc tần, lá lốt, lá sung, thêm vài miếng nghệ, cho hỗn hợp đun sôi rồi lấy nước. Dùng nước đó để xông hậu môn, sau khi nước nuội thì ngâm hậu môn khoảng 20 phút, thấm khô bằng khăn mềm.
  • Ngoài ra còn vô số bài thuốc hiệu quả: sử dụng rau diếp cá để đắp hậu môn hoặc uống; ăn đu đủ giúp thu nhỏ búi trĩ; sử dụng tỏi ngâm với rượu đắp vào hậu môn để giảm đau.

Chữa bệnh trĩ bằng cách sử dụng thuốc

Hiện nay trên thị trường lưu hành rất nhiều loại thuốc để chữa bệnh trĩ và không thể không nhắc đến An Trĩ Vương- thuốc hỗ trợ và điều trị bệnh trĩ được nhiều người tin dùng. An Trĩ Vương được chiết xuất hoàn toàn từ thiên nhiên, không gây tác dụng phụ, nó có công dụng chữa được tất cả các loại bệnh trĩ bao gồm: trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp. Đặc biệt phù hợp với mọi đối tượng, lứa tuổi và giới tính, bạn có thể tham khảo loại thuốc này nếu đang phải đối mặt với bệnh trĩ. Bạn có thể tìm mua thuốc An Trĩ Vương tại các nhà thuốc trên khắp cả nước với giá 185.000đ/1 hộp.

An trĩ vương là thuốc chữa bệnh trĩ hiệu quả
An trĩ vương là thuốc chữa bệnh trĩ hiệu quả

Điều trị ngoại khoa

Chỉ được áp dụng khi bệnh đã tiến triển nặng, bệnh nhân sẽ được chỉ định các thủ thuật như sau:

  • Thắt vòng cao su (Ngăn để không cho máu lưu thông đến các đám rối tĩnh mạch trĩ)
  • Chính xơ bằng cách tiêm hoá chất vào các mạch máu (Sử dụng Natri tetradecyl sulfate hoặc phenol 5%..)
  • Phẫu thuật cắt trĩ là biện pháp cuối cùng khi các biện pháp khác không đạt được hiệu quả

Xem thêm: Cách chữa bệnh trĩ bằng tỏi cực đơn giản, áp dung dễ dàng tại nhà

Các phương pháp để phòng ngừa bệnh trĩ?

Người ta vẫn hay thường nói “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, chúng ta đừng để đến khi mắc bệnh mới bắt đầu lo chữa mà hãy điều chỉnh lại nhịp sống sinh hoạt của mình sao cho lành mạnh để cơ thể luôn khoẻ khoắn từ đó có thể phòng ngừa được bệnh tật:

  • Bổ sung nhiều chất xơ trong chế độ ăn uống, ăn nhiều hoa quả, trái cây, những đồ ăn dễ tiêu.
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, bổ sung nước trái cây khi cần thiết.
  • Hạn chế đồ ăn cay nóng, các chất kích thích như: cà phê, rượu, bia, thuốc lá…
  • Hoạt động thể lực thường xuyên: Đi bộ nhanh 20-30 phút/ ngày hoặc tập luyện các bài có cường độ tương tự.
  • Tránh ngồi lâu, đặc biệt ngồi trên bồn cầu vệ sinh, việc đó sẽ làm tăng áp lực lên tĩnh mạch ở hậu môn
Cần xây dựng một chế độ sinh hoạt hợp lý
Cần xây dựng một chế độ sinh hoạt hợp lý

Những câu hỏi thường gặp về bệnh trĩ?

Hãy để chúng mình giải đáp mọi thắc mắc của bạn từ A-Z các vấn đề liên quan đến bệnh trĩ nhé!

Bệnh trĩ nên ăn gì?

Trả lời: Xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý, cụ thể bao gồm:

  • Uống nhiều nước (2 lít nước mỗi ngày), bổ sung nước trái cây, hoa quả khi cần thiết.
  • Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ: Cà rốt, súp lơ, cam, quýt, khoai tây, khoai lang…
  • Thực phẩm giàu sắt để giúp bổ máu: gan động vật, hạt điều, hạnh nhân…
  • Thực phẩm nhuận tràng: Chuối, rau mồng tơi, mật ong…
  • Thực phẩm nhiều magie: Đậu nành, quả bơ…
  • Các loại dầu tốt cho bệnh trĩ: Dầu oliu, giấm táo, dầu cá…
  • Bổ sung vitamin C, vitamin B1,B2,B3,B12…
  • Bổ sung các thảo dược tự nhiên làm giảm tiến triển của bệnh trĩ: Rau diếp cá, đương quy, nghệ vàng…

Bệnh trĩ không nên ăn gì?

Trả lời:

  • Hạn chế đồ cay, nóng, chất kích thích (rượu, bia, thuốc lá…)
  • Hạn chế muối vì muối làm giữ nước lại trong cơ thể tăng nguy cơ của bệnh
  • Hạn chế đồ ngọt vì tăng nguy cơ táo bón và làm ngứa hậu môn ở người bị trĩ
  • Đồ ăn chứa nhiều chất béo, đạm và mỡ động vật
  • Những thực phẩm đông lạnh hay đồ ăn chế biến sẵn
  • Không nên ăn quá no do có thể làm tăng áp lực trong ổ bụng
Thực phẩm nên ăn và không nên ăn 
Thực phẩm nên ăn và không nên ăn

Trĩ cấp độ 3 có cần phẫu thuật không?

Trả lời: Trong trường hợp trĩ độ 3 có kích thước quá lớn thì bạn cần liên hệ trực tiếp với bác sĩ để thực hiện điều trị ngoại khoa, phương pháp này cho kết quả nhanh tuy nhiên gây đau đớn và có thể để lại biến chứng sau phẫu thuật. Nếu phát hiện kịp thời và búi trĩ chưa có kích thước quá lớn người bệnh hoàn toàn có thể điều trị thuốc uống, thuốc bôi kết hợp với một chế độ ăn uống hợp lý, sinh hoạt điều độ để khắc phụ được tình trạng bệnh.

Các bạn thấy đấy, việc phòng ngừa hay chữa trị bệnh trĩ không hề khó khăn, nó phụ thuộc phần lớn vào những thói quen sinh hoạt thường ngày của chúng ta.Việc để căn bệnh tiến triển quá nặng một phần đến từ sự chủ quan và ngại ngần của bệnh nhân dẫn đến quá trình điều trị gặp nhiều khó khăn và gây ra đau đớn cũng như vô vàn bất tiện cho người bệnh. Vậy thì, chúng mình mong rằng bài viết này sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức và cái nhìn rõ ràng hơn về bệnh trĩ để từ đó có thể phòng ngừa và chữa trị kịp thời. Hãy liên lạc với bác sĩ ngay nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào bất thường dẫn đến nguy cơ mắc bệnh trĩ nhé!

Cảm ơn bạn đã đón đọc!

Xem thêm: Cách sử dụng rau diếp cá chữa bệnh trĩ đem lại hiệu quả vượt trội