Bệnh trĩ là căn bệnh rất phiền toái và phổ biến thường gặp ở những người bệnh thường xuyên phải ngồi hoặc đứng quá lâu. Bệnh là hệ quả của việc sưng mao mạch khiến mao mạch bị ứ máu ở cuối trực tràng, quanh hậu môn, hoặc do các áp lực lớn lên tĩnh mạch khiến chúng phồng lên, sưng huyết. Bệnh trĩ nếu phát hiện sớm thì bệnh nhân có thể chữa bệnh trĩ bằng lá vông – một loại thảo dược từ thiên nhiên giúp điều trị trĩ ở mức độ nhẹ rất hiệu quả. Hôm nay nci sẽ giúp bạn hiểu rõ về phương pháp chữa bệnh này.
Tác dụng của lá vông nem trong điều trị bệnh trĩ
Cây vông nem còn có tên gọi khác là Hải đồng – Thích đồng (TQ) và có tên khoa học là Erythrina variegata L. Vông nem là cây thân gỗ thuộc họ đậu được trồng khắp nơi trên đất nước ta và cũng là cây mọc hoang ở nhiều nơi. Cả lá và vỏ, thân đều chứa: saponin, alcaloid nên cả hai đều được thu hoạch để dùng làm thuốc. Lá cây vông nem có tác dụng giảm co bóp các cơ, giảm tình trạng huyết áp cao,tác dụng an thần, ức chế thần kinh dùng để chữa các bệnh như mất ngủ, máu xấu, khó ngủ,… Ngoài ra lá vông nem còn có tác dụng trừ phong, sát trùng, tiêu viêm. Nhờ có thể tác dụng làm giảm sưng, viêm các búi trĩ. Điều trị trĩ bằng lá vông nem chỉ là biện pháp dân gian điều trị trong thời gian đầu của bệnh, khi mức độ nhẹ. Bệnh nhân điều trị bằng phương pháp này phải thật sự kiên trì nếu là các búi trĩ nhỏ thì cũng cần ít nhất vài tuần hoặc vào tháng mới thấy có tác dụng điều trị.
Hướng dẫn điều trị bệnh trĩ bằng lá vông nem hiệu quả tại nhà
Có thể bạn đã nghe rất nhiều về phương pháp điều trị tự nhiên bằng lá vông nem nhưng cách điều trị thì không phải ai cũng biết. Dưới đây là một số cách điều trị bệnh trĩ bằng lá vông nem
Đắp lá vông nem chữa bệnh trĩ
Chỉ những bệnh nhân có sức khỏe ổn định, bộ mạch hoạt động bình thường, không bị mắc các chứng bệnh khác, búi trĩ có màu tươi nhuận dài sa ra ngoài khoảng từ 1- 2 cm mới áp dụng phương pháp này
- Chuẩn bị:
Người bệnh cần chuẩn bị tầm 7 – 9 lá ở mức độ bánh tẻ không quá non hay quá già. Cần chú ý tránh những lá có các vết đốm trắng, sâu hoặc trên lá có phần bị khô. Nước mối pha loãng.
- Cách thực hiện:
– Người bệnh cần đem lá vông đã chuẩn bị ngâm với nước muối pha loãng.
– Sau khi ngâm khoảng 15 – 20 phút với nước muối pha loãng, đem rửa sạch bằng nước đun sôi để nguội.
– Sau khi đã làm sạch lá vông nem bằng nước muối loãng và nước sôi rồi thì đem chúng để ráo
– Sau khi sơ chế, làm sạch nguyên liệu thì người bệnh làm vệ sinh và làm khô khu vực hậu môn để tránh trường hợp mất vệ sinh gây viêm nhiễm.
– Đem hơ nóng lá vông trên ngọn lửa rồi đắp đắp trực tiếp lên các búi trĩ. Thông qua nhiệt lượng sẽ giúp làm tăng dược tính của lá vông nem gây co thắt hậu môn, co búi trĩ, giảm viêm, sát trùng.
Chữa bệnh trĩ bằng lá vông nem và lá sen
Việc kết hợp giữa hai nguyên liệu lá vông nem và lá sen sẽ giúp cho hiệu quả điều trị cao hơn. Bởi vì lá sen có tác dụng thanh nhiệt, thải độc nên sẽ giảm đau búi trĩ, làm người bệnh cảm thấy thoải mái.
- Chuẩn bị:
– Người bệnh chuẩn bị khoảng 15 gam lá vông nem bánh tẻ, không quá già, quá non. Chú ý đốm trắng, sâu bọ trên lá hoặc những lá có phần bị khô.
– Ngoài ra người bệnh còn cần phải chuẩn bị khoảng 15 gram lá sen.
- Cách thực hiện:
– Người bệnh cần đem lá vông và lá sen đã chuẩn bị ngâm và rửa với nước muối pha loãng.
– Sau khi làm sạch bằng nước muối pha loãng người bệnh cần đem chúng rửa lại một lần nữa với nước sạch
– Thái nhỏ hoặc giã nát rồi rồi đem đun sôi chúng với nước sạch
– Dùng tấm vải lọc sạch lọc lấy nước để uống, phần bã còn lại đang nóng thì đem đắp vào búi trĩ khu vực hậu môn đã được vệ vệ sinh sạch khoảng 30 phút.
– Sau 30 phút người bệnh có thể rửa sạch và lau khô.
Sử dụng phương pháp này 2 lần mỗi ngày để đạt hiệu quả cao nhất.
Kết hợp lá thầu dầu và lá vông nem chữa bệnh trĩ
Lá thầu dầu có tính bình giúp thải độc, tiêu thũng bài nung,.. Vì vậy mà việc kết hợp giữa lá thầu dầu và lá vông sẽ giúp cho tác dụng điều trị càng tốt hơn.
- Chuẩn bị nguyên liệu:
– Chuẩn bị khoảng 3 lá thầu dầu tươi và 3 lá vông nem, việc lựa chọn lá cũng giống như các phương pháp khác.Ngoài ra người bệnh cần chuẩn bị sẵn nước muối loãng, nước sạch, một miếng vải mỏng sạch.
- Cách sử dụng:
– Sơ chế, làm sạch các lá bằng nước loãng và rửa lại bằng nước sạch như các phương pháp khác.
– Sau khi làm sạch rồi để ráo.
– Thái nhỏ, xay nhuyễn các lá với nhau.
– Lấy khăn mỏng khô vừa chuẩn bị bọc lại hỗn hợp đã giã nát rồi đắp lên búi trĩ khoảng 10 – 15 phút cho đến khi người bệnh cảm thấy dễ chịu.
Người bệnh nên sử dụng phương pháp này hằng ngày để việc điều trị được dứt dứt điểm và hiệu quả. Ngoài việc đắp lên búi trĩ người bệnh còn có thể sắc chúng lên để ngâm rửa, sắc càng đặc thì dược tính càng cao.
Nấu canh lá vông và thịt lợn chữa bệnh trĩ
Lá vông ngoài chữa trị bằng phương pháp đắp ngâm, rửa thì bạn còn có thể sử dụng chúng như một món ăn bằng việc kết hợp với thịt lợn.
- Chuẩn bị:
– Bạn cần chuẩn bị khoảng 1 nắm lá vông. Vì phương pháp này là sử dụng ăn trực tiếp vào cơ thể nên bạn cần chọn lá kĩ hơn một chút so với các phương pháp khác.
– 100 gram thịt lợn.
- Cách tiến hành:
– Sơ chế, rửa sạch lá vông sau đó đem ra thái nhỏ vừa ăn
– Thịt lợn vừa chuẩn bị cần đem ra rửa sạch, băm nhỏ sau sau đó ướp gia vị: hành tây, hạt nêm, nước mắm,….
– Chuẩn bị chảo nóng với dầu, khi dầu trong chảo đủ nóng thì bỏ thịt băm vào xào khoảng 5 phút.
– Sau khi xào thịt thì đổ thêm nước vào chảo với lượng nước phù hợp với nhu cầu sử dụng của bạn.
– Đun đến khi nước sôi thì bỏ lá vông vào. Tiếp tục đun cho đến khi nước sôi lại, nêm nếm gia vị cho vừa ăn rồi tắt bếp.
Việc sử dụng lá vông làm thức ăn giúp cho cơ thể thanh nhiệt, giải độc, ngủ ngon,…. Nhưng việc lạm dụng ăn quá nhiều lá vông được các chuyên gia cảnh báo là không nên. Khi bạn sử dụng quá liều, lạm dụng lá vông thì chúng có thể khiến bạn bị sụp mi hay rã rời cơ khớp.
Sử dụng giấm thanh và lá vông chữa bệnh trĩ
Trong giấm thanh chứa các acid, acetic,nước là nguyên liệu được lên men từ rượu có tác dụng rất tốt trong điều trị bệnh trĩ.
- Chuẩn bị:
Người bệnh cần chuẩn bị tầm 7 -9 lá ở mức độ bánh tẻ không quá non hay quá già. Cần chú ý với những lá có các vết đốm trắng, sâu hoặc trên lá có phần bị khô. Ngoài ra, người bệnh còn cần phải chuẩn bị thêm cả 30 – 40ml giấm thanh.
- Cách sơ chế hỗn hợp :
– Người bệnh cần làm sạch lá vông nem bằng nước sôi để nguội.
– Sau đó ngâm chúng trong nước muối loãng khoảng 3 – 5 phút.
– Sau khi ngâm đủ thời gian trên thì vớt chúng ra để ráo nước rồi giã nhuyễn.
– Đem dấm thanh vừa chuẩn bị đi đun sôi rồi sau đó để nguội.
– Dấm thanh sau khi được để nguội thì đem để cho vào lá vông nem với một lượng vừa đủ để cho hỗn hợp không được quá ướt cũng không được khô quá.
- Cách đắp và thời gian đắp lên cơ thể:
– Vệ sạch vùng hậu môn của người bệnh để tránh trường hợp mất vệ sinh gây viêm nhiễm.
– Sau đó dùng hỗn hợp đắp vào búi trĩ, cần có băng gạc để băng lại.
– Đắp liên tục trong 3 ngày, mỗi ngày 3 lần, thời gian mỗi lần đắp chỉ khoảng 3 – 4 tiếng.
- Chú ý trong khoảng thời gian đang sử dụng hỗn hợp cần nằm nghỉ ngơi tại chỗ, hạn chế tối đa việc đi lại. Người bệnh cũng nên điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, thời gian sinh hoạt, hoạt động cho phù hợp để đạt hiệu quả điều trị cao nhất.
Cách chữa bệnh trĩ bằng lá vông và rượu trắng
Rượu trắng cũng là một loại nguyên liệu mà người bệnh có thể sử dụng kết hợp để điều trị trĩ. Rượu trắng cũng có tác dụng tương tự như giấm thanh
- Chuẩn bị:
– Khoảng 200gram lá vông bánh tẻ, lựa chọn lá vông cũng tương tự như các phương pháp ở trên.
– 2 lít rượu trắng.
- Các bước thực hiện:
– Đem lá vông chuẩn bị đi sơ chế rửa sạch với nước muối loãng và nước sạch.
– Sau khi làm sạch người bệnh đem thái nhỏ.
– Tiếp theo khác với những phương pháp khác không xay nhuyễn lá vông mà đem chúng ra phơi khô trong bóng râm.
– Sau khi lá vông đã được phơi khô thì đem chúng ngâm với 2 lít rượu trắng trong bình thủy tinh, ngâm khoảng 1 tuần.
– Sau khi việc ngâm hoàn tất người bệnh sẽ lấy khoảng 30ml hỗn hợp pha loãng với nước ấm để vệ sinh hậu môn trước khi ngủ
Người bệnh cần áp dụng đều đặn vào mỗi buổi tối để giảm đau rát, co búi trĩ.
Chữa bệnh trĩ bằng lá vông có hiệu quả?
Lá vông là một loại thảo dược gần gũi nhưng cũng như các phương pháp điều trị khác, chúng đều có những tác dụng điều trị ở mức nhất định.
Do tính thảo dược nên rất lành tính nếu sử dụng đúng cách và đúng liều thì phương pháp này thật sự rất hiệu quả với các trường hợp trĩ ở cấp 1, cấp 2 mà không cần đến sự can thiệp của Tây y. Nhưng nếu sử sử dụng không đúng cách, đúng liều thì nó cũng có thể mang lại tác dụng phụ cho người bệnh và phương pháp điều trị này không quá hiệu quả với các trường hợp nặng. Nếu người bệnh đã ở mức độ nặng thì có thể dùng kết hợp điều trị lá vông nhưng cần có phác đồ điều trị cụ thể của bác sĩ, chuyên gia,..
Review chữa bệnh trĩ bằng lá vông nem từ Webtretho
Dưới đây là tổng hợp một số review về phương pháp điều trị trĩ bằng lá vông trên Webtretho:
- Minh Hằng – công nhân của một công ty may mặc do đặc điểm công việc phải đứng nhiều nên đã ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng sức khỏe. Chân đau giãn tĩnh mạch, ở vùng hậu môn cảm thấy rát, khó chịu, nổi sưng trĩ được mọi người mách sử dụng lá vông để chữa bệnh. Và sau khoảng hơn một tháng bạn ấy đã khỏi hẳn tình trạng viêm sưng của trĩ.
- Trần Hà – nhân viên văn phòng với đặc điểm ngồi lâu trước màn hình vi tính nên đã bị ảnh hưởng tới sức khỏe và đã xuất hiện trĩ, nổi cục sưng viêm vùng hậu môn. Anh ấy đã ngâm rượu bằng lá vông và sử dụng chúng. Sau thời gian sử dụng thì dấu hiệu và cảm giác đau rát có thuyên giảm nhưng không khỏi hẳn do việc không ăn rau xanh, cũng như ngồi liên tục trong thời gian dài.
- Thủy Tiên – mẹ bầu ở tháng thứ 8. Sau mấy hôm đau nhức chân, cảm thấy nặng nề và khó chịu khi di chuyển thì mẹ bầu đã thấy xuất hiện búi trĩ. Mẹ bầu đã nấu lá vông với thịt lợn để thay cho thức ăn cũng như là thuốc điều trị. Việc sử dụng như vậy làm cho búi trĩ giảm sưng nhưng mẹ bầu lại cảm thấy dễ buồn ngủ, hay ngủ ngày
Một số lưu ý khi chữa bệnh trĩ bằng lá vông
Bạn cần lưu ý một số điều khi điều trị bệnh trĩ bằng lá vông nem:
- Với tất cả các phương pháp hơ nóng hay đắp trực tiếp thì người bệnh cần phải vệ sinh hậu môn thật sạch trước khi sử dụng lá vông để tránh mất vệ sinh cũng như nhiễm khuẩn.
- Sau khi giã nhuyễn và lọc bã thì người bệnh không được sử dụng bã đó để chà mạnh lên búi trĩ tránh các tình trạng xây xát, chảy máu gây viêm nhiễm, tổn thương nặng hơn.
- Việc sử dụng phương pháp thảo dược để điều trị bệnh trĩ thì người bệnh cần phải có tính kiên trì, điều trị một một cách kiên trì, tránh ngắt quãng trong thời gian điều trị để đạt được hiệu quả tốt nhất. Phương pháp này cũng sẽ tốn rất nhiều thời gian để điều trị.
- Do một số thành phần tác dụng ức chế thần kinh trung ương nên nếu người bệnh dùng bằng đường uống hoặc ăn thì có thể gây tác dụng buồn ngủ.
- Để hiệu quả điều trị đạt cao nhất thì người bệnh nên điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt, tăng cường rau xanh, uống nhiều nước, thay đổi các hoạt động tránh đứng, ngồi quá lâu.
- Trong trường hợp bệnh không thuyên giảm mà càng trở nên trầm trọng thì người bệnh cần xem lại cách điều trị và liệu lượng của bản thân và cần ngừng việc điều trị để liên hệ với cá bác sĩ, chuyên gia để xử lý thay đổi phương pháp điều trị.
Xem thêm: