Gần đây bệnh trĩ đã dần trở thành một căn bệnh rất phổ biến, theo khảo sát có khoảng ¾ người lớn đã có triệu chứng của bệnh trĩ. Việc điều trị trĩ không phải là vấn đề quá khó khăn đối với mọi người. Mà ngược lại là rất may mắn là việc điều trị trĩ đã có rất nhiều phương pháp hiệu quả. Hãy cùng NCI tìm hiểu về hoa hòe chữa bệnh trĩ – một dược liệu khá phổ biến với chúng ta hiện nay.
Giới thiệu về dược liệu hoa hòe
Hoa hòe còn hay được gọi với cái tên khác là hòe mễ. Thuộc họ Đậu – Fabaceae với tên khoa học Styphonolobium jabonicum. Hòe là một cây ưa ẩm, sống chủ yếu ở những nơi có khí hậu cận nhiệt đới và nhiệt đới.
Ở Việt nam cây hòe phân bố rộng rãi ở rất nhiều nơi như Nghệ An, Ninh Bình, Hải Phòng, Hà Bắc và một số tỉnh ở Tây Nguyên. Cây hòe là loại cây có rất nhiều tác dụng trong chăm sóc sức khỏe nên ở một số nước đã trồng cây hòe để làm thuốc.
Cây hòe sẽ thường ra hoa vào tầm từ tháng 5 cho đến tháng 8. Những chùm hoa hòe có nụ to chuẩn bị nở sẽ được thu hái vào sáng sớm. Và chính nụ hoa này sẽ được lấy sơ chế làm dược liệu đem chữa bệnh. Trong hoa hòe chứa chủ yếu là các glycosid trong đó rutin chiếm hơn 20%. Ngoài ra còn có rất nhiều thành phần khác hỗ trợ điều trị, tốt cho sức khỏe.
Tác dụng chữa bệnh của hoa hòe
Dược liệu hoa hòe có rất nhiều tác dụng có lợi cho sức khỏe. Trong một nụ hoa hòe khô có chứa tới 20% rutin, sophoradiol, botulin, một số quercetin, sophorin A, sophorin B, sophorin C,…
Với nhiều thành phần hóa học khác nhau giúp cho hoa hòe có tác dụng với nhiều bệnh như giảm sự tiêu hao oxy của cơ tim, giúp chống viêm, hạ huyết áp, cầm máu, bảo vệ gan, hạ cholesterol máu, cường tim, giãn động mạch vành, chống kết tập tiểu cầu, giảm co thắt cơ trơn phế quản và ruột, điều hòa khí huyết,….
Tại sao hoa hòe được sử dụng trong điều trị bệnh trĩ?
Trong hoa hòe chứa lượng lớn Rutin là một loại vitamin P với rất nhiều chức năng, giúp cải thiện tình trạng trĩ. Ngoài ra trong hoa hòe còn chứa cả Troxerutin và Oxymatrine,… Với các hoạt chất vậy sẽ giúp giảm tấy ở búi trĩ, tăng độ bền, sức chịu đựng của các mao mạch, tránh tổn thương đứt vỡ, bảo vệ mạch máu, chống co thắt và chống loét,….
Hoè là một dược liệu tự nhiên và phổ biến. Hơn nữa sử dụng hoa hòe chữa bệnh trĩ lại là một phương pháp vô cùng lành tính và hiệu quả nên đã được nhiều người sử dụng. Hòe đem dùng để điều trị bệnh khi ở dạng nụ hoa chín sẽ hiệu quả hơn là khi hoa đã nở.
Xem thêm: Bệnh trĩ cấp độ 3 có cần phẫu thuật không? Cách điều trị bệnh trĩ cấp độ 3
Hướng dẫn chữa bệnh trĩ bằng hoa hòe tại nhà
Do đặc tính lành tính của hoa hòe nên khá dễ kết hợp hòe với các dược liệu và các phương pháp khác nhau để điều trị bệnh mà lại an toàn. Dưới đây là một số phương pháp sử dụng hay dùng như:
Hoa hòe kết hợp với khổ sâm để chữa bệnh trĩ
Ngoài đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm của hoa hòe thì trong khổ sâm cũng chứa nhiều chất có tác dụng kháng khuẩn, chống nấm. Vì vậy việc kết hợp giữa hoa hòe và khổ sâm sẽ càng làm tăng thêm khả năng chống viêm, giảm sưng đau búi trĩ
- Nguyên liệu: Hoa hòe và khổ sâm ( lượng như nhau)
- Cách làm:
Làm sạch rồi phơi khô.
Tán thành dạng bột, trộn chung với nhau.
Lấy một ít bột trộn với nước thành hỗn hợp đặc, thoa trực tiếp 2 lần mỗi ngày trực tiếp bên ngoài hậu môn.
Chữa bệnh trĩ từ hoa hòe và hoa kinh giới
Cả hoa hòe và hoa kinh giới đều có tính sát khuẩn, giảm viêm,..
- Nguyên liệu: Hoa hòe và hoa kinh giới ( tỉ lệ bằng nhau về khối lượng)
- Cách làm:
Làm sạch, phơi khô.
Tán nhuyễn dạng bột.
Trộn đều và hòa với nước uống 1 lần mỗi ngày.
Xông hậu môn bằng hoa hòe với ngải cứu chữa bệnh trĩ
Chống ứ trệ khí huyết, chống sưng viêm, giảm áp lực cho tĩnh mạch ở hậu môn, thu nhỏ búi trĩ. Sử dụng hoa hòe và ngải cứu để xông hậu môn, các hoạt chất sẽ theo hơi nước tiếp cận và thẩm thấu vào sâu bên trong để phát huy tác dụng điều trị.
- Nguyên liệu: 20 gram hoa hòe, 40 gram ngải cứu
- Cách làm:
Rửa sạch, đem đun sôi tất cả các nguyên liệu trong 10 phút.
Gạn nước sắc ra, chờ bớt nóng.
Sau đó ngồi lên phía trên xông hậu môn cho đến khi nước không còn bốc hơi.
Không cần phải rửa lại hậu môn với nước sạch mà có thể dùng luôn nước vừa xông.
Đều đặn xông 1 lần/ ngày sẽ thấy các triệu chứng thuyên giảm.
Bài thuốc sắc hoa hòe chữa bệnh trĩ
- Nguyên liệu: Hoa hòe ( tùy lượng cần sử dụng thường là khoảng 60 gram)
- Cách làm:
Rửa sạch hoa hòe, để ráo nước.
Đem vào ấm sắc với 300ml nước, đun tên lửa nhỏ cho đến khi cạn chỉ còn 100ml.
Gạn ra để uống 2 lần/ ngày sẽ giúp giải nhiệt, trị nóng trong, ngăn táo bón, giảm sưng đau búi trĩ, chống sa trĩ ra ngoài.
Ăn các món ăn từ hoa hòe chữa bệnh trĩ
Ngoài việc sử dụng hoa hòe như một loại thuốc điều trị bệnh bằng con đường uống, xông. Chúng ta hoàn toàn có thể kết hợp hòe với các thực phẩm khác chế biến ra nhiều món ăn để hỗ trợ điều trị trĩ. Bắt đầu từ những món ăn thông thường như canh hoè nấu thịt bằm, hòe xào thịt gà, trứng rán hoa hòe,…
Xem thêm: Thuốc chữa bệnh trĩ Trilado có thực sự hiệu quả cho người dùng không?
Uống trà hoa hòe giúp điều trị trĩ
Ngoài ra hoa hòe còn có thể sử dụng như một loại trà. Khi sử dụng hoa hòe như trà cũng sẽ giúp điều trị trĩ hiệu quả
- Nguyên liệu: 20g – 30g hoa hòe khô
- Cách làm:
Đổ một ít nước ấm 90 – 95 độ C tráng ấm nóng, tráng sạch bụi bẩn.
Pha với nước ấm theo tỷ lệ 10 gam hoa hòe tương đương 100ml nước.
Rửa hậu môn bằng hoa hòe chữa bệnh trĩ
- – Nguyên liệu: 60 gam hoa hòa
- Cách làm:
Sắc lấy nước giống như cách sắc ở trên.
Đem nước vừa sắc đó ngâm rửa hậu môn.
Hoa hòe chữa bệnh trĩ có thực sự hiệu quả?
Hoa hòe – dược liệu chứa nhiều chất giúp giảm triệu chứng của trĩ hiệu quả lành tính nhưng sẽ phù hợp với bệnh trĩ ở cấp độ 1, bệnh trĩ cấp độ 2 còn với những trường hợp nặng như lở loét, chảy máu nghiêm trọng, sa búi trĩ thì hoa hòe không phải là phương pháp tối ưu.
Ngoài ra hoa hòe tuy lành tính nhưng thỉnh thoảng cũng có sự xuất hiện của một số tác dụng phụ. Để hiệu quả và an toàn nhất trong quá trình điều trị thì bệnh nhân nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
Xem thêm: Cách sử dụng rau diếp cá chữa bệnh trĩ đem lại hiệu quả vượt trội
Lưu ý khi sử dụng hoa hòe chữa bệnh trĩ
- Hoa hòe có tính hàn nên một số sẽ có thể gây đau bụng, chậm tiêu, kém ăn, đại tiện phân lỏng, những người thiếu máu thì không nên sử dụng, ngoài ra những người huyết áp thấp còn có thể bị choáng váng khi sử dụng.
- Cần phải sử dụng thường xuyên và đều đặn trong một thời gian dài để có được hiệu quả tốt. Vì vậy người bệnh cần có tính kiên trì.
- Cần phối hợp với cả chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học để thu được kết quả cao.
- Chọn và sử dụng hoa hòe chất lượng không sử dụng hoa kém chất lượng, biến chất. Đôi khi sẽ phản tác dụng, gây hại cho chính mình khi sử dụng sản phẩm không đủ chất lượng.
- Một số loại còn xảy ra tương tác với hòe nên cần theo dõi hiệu quả điều trị cẩn thận để thay đổi cách chữa trị cho phù hợp.
- Cần kiêng kị với những bệnh nhân dị ứng với hoa, huyết áp thấp, phụ nữ có thai, cho con bú.
- Với những trường hợp nặng như sa búi trĩ, lở loét nghiêm trọng thì cần đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Nếu trong quá trình sử dụng hoa hòe có bất cứ tác dụng phụ xấu nào xảy ra hoặc tình trạng bệnh không hề thuyên giảm hay tăng nặng thì cần ngừng ngay việc dùng thuốc và sử dụng phương pháp khác để điều trị.