[Hướng dẫn] Cách chữa trị bệnh trĩ nội tại nhà đơn giản và hiệu quả ít người biết

Bệnh trĩ nội
Bệnh trĩ nội

Thời gian gần đây tỷ lệ người Việt mắc bệnh trĩ ngày càng nhiều, nhất là dân văn phòng và người thường xuyên sử dụng rượu bia. Theo Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Quỹ, nguyên Trưởng phòng nội soi Tiêu hóa, nguyên Phó khoa chuẩn đoán hình ảnh Bệnh viện Xanh Pôn, Phó chủ tịch Hội Tiêu hóa Hà Nội, Trưởng ban kiểm tra Hội Tiêu hóa Việt Nam, cho biết theo khảo sát của Hội Hậu môn trực tràng Việt Nam, tỷ lệ người mắc bệnh trĩ chiếm khoảng 55% dân số Việt Nam, số người mắc bệnh ở độ tuổi từ 40 trở lên chiếm khoảng 60-70%.

Nhắc tới bệnh trĩ, hầu như ai cũng biết nhưng để biết chi tiết về bệnh trĩ nội thì không phải ai cũng rõ. Để có thể giải đáp thắc mắc trên, mời các bạn theo dõi những chia sẻ qua bài viết sau đây của https://nci.org.vn/

Bệnh trĩ nội là gì?

Bệnh trĩ nội là sự hình thành từ sự phồng lên (giãn quá mức) của các đám rối tĩnh mạch nằm ở vị trí phía bên trong ống hậu môn – trực tràng, phía trên đường lược. Các búi trĩ có khi sẽ bị lòi ra ngoài hậu môn và tự co trở lại khiến người bệnh cảm thấy đau rát. Khi bị trĩ nội nặng thì búi trĩ sẽ không tự thụt lại làm ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như đời sống sinh hoạt hàng ngày.

Bệnh trĩ nội
Các giai đoạn của bệnh trĩ nội

Triệu chứng bệnh trĩ nội là gì?

Khác với trĩ ngoại, trĩ nội rất khó phát hiện ra bệnh sớm vì nó xuất hiện và phát triển âm thầm bên trong hậu môn. Bệnh chỉ được phát hiện khi  thấy có máu dính ở giấy vệ sinh hay lẫn trong phân sau khi đại tiện. Lượng máu chảy ra nhiều hay ít phụ thuộc vào giai đoạn của bệnh, ở giai đoạn nặng máu chảy ra nhiều sẽ có dạng cục máu đông, chảy nhỏ giọt hay chảy thành tia. Thêm vào đó, dấu hiệu bệnh trĩ nội ở một số giai đoạn của bệnh như sau:

Dấu hiệu bệnh trĩ nội độ 1

Biểu hiện bệnh trĩ nội khá kín đáo khi ở giai đoạn đầu của bệnh. Người bệnh sẽ có triệu chứng chảy máu khi đại tiện nhưng do ở giai đoạn đầu, lượng máu chảy ra quá ít nên rất khó phát hiện.

Dấu hiệu bệnh trĩ nội độ 2

Triệu chứng chảy máu khi đi đại tiện rõ ràng hơn do búi trĩ nội đã tăng kích thước, búi trĩ cũng đã bắt đầu sa ra sau mỗi lần đại tiện nhưng do kích thước vẫn nhỏ nên chúng vẫn tự co lên được. Bên cạnh đó, các bạn còn thấy xuất hiện cả triệu chứng chẳng hạn như ngứa ngày, đau rát, sưng tấy hậu môn…

Dấu hiệu bệnh trĩ nội độ 3

Lúc đầu búi trĩ có khả năng tự co lại vào trong nhưng sau một thời gian búi trĩ sẽ không tự co lại được mà phải dùng tay ấn vào. Lúc này búi trĩ sẽ thò ra ngoài hậu môn trong khi đại tiện- xuất hiện dấu hiệu sa búi trĩ.

Dấu hiệu bệnh trĩ nội độ 4

Búi trĩ gần như thường xuyên nằm ngoài ống hậu môn gây khó chịu cho người bệnh, dù có dùng ngón tay ấn búi trĩ vào cũng không được.

Ngoài những dấu hiệu đặc trưng trên những người bị mắc trĩ nội còn có thể có những biểu hiện của bệnh trĩ nội khác như ẩm ướt, ngứa ngáy và luôn có cảm giác nóng rát quanh lỗ hậu môn.

Xem thêm: Bệnh trĩ là gì? Cách tự chữa bệnh trĩ ở nhà hiệu quả mà lại cực kỳ dễ dàng

Những nguyên nhân gây ra bệnh trĩ nội

Hiện nay, có rất nhiều nguyên nhân gây ra trĩ nội mà người bệnh cần đề phòng. Chủ động xác định nguyên nhân và điều trị sẽ giúp bệnh nhân tránh được những biến chứng khó lường từ trĩ nội. Một số nguyên nhân gây bệnh trĩ nội có thẻ xuất phát từ chính thói quen sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân, cụ thể như:

  • Táo bón kéo dài: đây được coi là nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh trĩ nội. khi bị táo bón, phân khô cứng khó di chuyển trong đường ruột nên mỗi lần đi đại tiện phải cố gắng dùng sức để rặ phân ra ngoài. Mỗi khi dung sức sẽ khiến cho toàn bộ vùng chậu, vùng hậu môn- trực tràng phải chịu một áp lực rất lớn, áp lực này tác động lên thành lỗ hậu môn- trực tràng rất dễ hình thành nên búi trĩ.

    Bệnh trĩ nội
    Táo bón kéo dài dẫn đến bệnh trĩ nội
  • Chế độ ăn uống không hợp lý: Thường xuyên ăn đồ ăn nhanh, thực phẩm khó tiêu, đồ ăn cay nóng và uống ít nước sẽ làm rối loạn tiêu hóa, hệ tiêu hóa hoạt động không được nhịp nhàng nên dễ sinh ra táo bón và bệnh trĩ.
  • Thói quen sinh hoạt thiếu khoa học: những thói quen sinh hoạt như ngồi hoặc đứng lâu một chỗ, khi đi đại tiện cố dùng sức để rặn phân ra ngoài, sử dụng điện thoại, sách truyện khi đi đại tiện làm tăng thời gian đi đại tiện… cũng là một trong các nguyên nhân gây ra bệnh trĩ nội.
  • Hội chứng lỵ: Những bệnh nhân bị bệnh lỵ mỗi ngày đại tiện nhiều lần và mỗi lần đại tiện phải rặn nhiều làm tăng áp lực trong ổ bụng, từ đó hình thành nên búi trĩ nội.
  • Tăng áp lực ổ bụng: Những bệnh nhân có các triệu chứng như ho nhiêu, giãn phế quản, viêm phế quản mạn tính, lao động nặng như khuân vác… làm tăng áp lực trong ổ bụng, dễ dàng cho bệnh trĩ nội xuất hiện.
  • U bướu hậu môn trực tràng: tác động trực tiếp lên đường tĩnh mạch dẫn đến cản trở đường về tĩnh mạch hồi lưu. Hiện tượng này khiến các đám rối trĩ căng phồng lên tạo thành bệnh trĩ nội.

Ngoài những nguyên nhân kể trên thì mang thai, stress, lười vận động… cũng có thể dẫn đến mắc bệnh trĩ nội.

Bệnh trĩ nội có nguy hiểm không?

Nhiều người vẫn có thắc mắc với một câu hỏi: Bệnh trĩ nội có nguy hiểm không?

Thực chất, ở tình trạng nhẹ ( trĩ nội độ 1, 2), chưa xuất hiện các triệu chứng của bệnh trĩ bao gồm chảy máu khi đi cầu, đại tiện khó và đại tiện phải rặn, búi trĩ hoặc nếu có xuất hiện thì vẫn có thể tụt vào bên trong nên chưa gây ra tác hại đặc biệt, chưa ảnh hưởng đến sinh hoạt và cuộc sống.  Nhưng ở mức độ nặng ( trĩ nội độ 3,4) , các búi trĩ thường xuyên lòi ra ngoài hậu môn và thậm chí là không thể tụt lại vào bên trong hậu môn ảnh hưởng rất nhiều tới sinh hoạt của bệnh nhân, thậm chí có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như sau:

  • Chảy máu dẫn đến thiếu máu.
  • Một trong những triệu chứng điển hình của bệnh trĩ là chảy máu khi đi địa tiện. Ở mức độ nặng, máu chảy thường xuyên, không chỉ lúc bệnh nhân đi đại tiện mà cả những lúc bệnh nhân đứng hoặc ngồi lâu, va chạm và làm tổn thương đến các búi trĩ hậu môn.
  • Bệnh nhân trĩ nặng bị mất máu thường xuyên, cơ thể không đủ máu nên thường xuyên đau đầu, chóng mặt, choáng, da và niêm mạc nhợt thậm chí là ngất.
  • Viêm nhiễm hậu môn.
  • Các búi trĩ hậu môn rất dễ bị tổn thương, chảy máu, trong khi đó ống hậu môn là nơi chứa vô số các vi khuẩn độc hại. Nếu bệnh nhân không được giữ gìn vệ sinh cá nhân thì vi khuẩn có thể gây nên viêm nhiễm cho các búi trĩ, viêm nhiễm cho hậu môn khiến người bệnh cảm thấy ngứa ngáy, nóng rát, khó chịu.
  • Biến chứng các bệnh vùng hậu môn trực tràng.
  • Một trong các biến chứng nguy hiểm của bệnh trĩ nội là các bệnh hậu môn trực tràng như apxe hậu môn, rò hậu môn hoặc thậm chí là ung thư trực tràng… do bệnh không được phát hiện và điều trị sớm.
  • Ngoài ra, nữ giới bị bệnh trĩ nếu không chú ý vấn đề vệ sinh cá nhân hoặc vệ sinh cá nhân sai cách khi bị trĩ (ngâm vùng kín chả hạn) sẽ có nguy cơ bị viêm nhiễm phụ khoa.
  • Tắc nghẽn búi trĩ, thậm chí là hoại tử.
  • Cơ vòng hậu môn chặn lại, đe dọa nguy cơ tắc nghẽn cơ vòng hậu môn, bệnh nhân bị đau đớn dữ dội, không thể đại tiện… có thể gặp phải trong trường hợp các búi trĩ khi lòi ra ngoài hậu môn quá nhiều.
  • Nếu tĩnh trạng nghẽn mạch hậu môn không được xử lý gấp thì nguy cơ hoại tử búi trĩ sẽ xảy ra, rất nguy hiểm.

    Bệnh trĩ nội
    Bệnh trĩ nội có thể dẫn đến viêm đường hậu môn

Cách điều trị bệnh trĩ nội cơ bản

Bệnh trĩ nội không những khiến cuộc sống của người bệnh gặp nhiều phiền toái mà còn ảnh hưởng khá nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Nếu không được chữa trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Chính vì thế, khi phát hiện các triệu chứng của bệnh trĩ nội cần đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ thăm khám và chỉ định cách chữa trị bệnh trĩ nội phù hợp nhất.

Hiện nay, các phương pháp điều trị bệnh trĩ nội thường được các bác sĩ đem vào sử dụng cho các bệnh nhân là:

  • Điều trị nội khoa: những trường hợp mắc bệnh trĩ nội đọ 1, độ 2 có thể sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
  • Điều trị vật lý trị liệu: phương pháp thắt vòng cao su, áp lạnh, chích sơ… tùy vào từng bệnh nhân mà bác sĩ có những chỉ định riêng.
  • Điều trị ngoại khoa: Trường hợp mắc bệnh trĩ nội nặng (độ 3, độ 4) thì phải tiến hành phẫu thuật cắt búi trĩ.

Cách chữa bệnh trĩ nội độ 2 tại nhà

Trĩ độ 2 là giai đoạn bệnh vẫn đang trong tình trạng trở nặng. Đó là hệ quả của việc người bệnh không chủ động tăng cường điều trị ngay từ khi có những triệu chứng đầu tiên tương đối nhẹ nhàng ở giai đoạn 1. Nếu không ý thức rõ ràng về độ nguy hiểm của bệnh trĩ và không có những biện pháp điều trị hợp lý ở giai đoạn này. Rất nhiều khả năng bệnh sẽ chuyển biến sang giai đoạn 3 với tình trạng phức tạp hơn rất nhiều.

Bệnh trĩ nội
Có thể dùng thuốc cho bệnh trĩ nội độ 1 và 2

Để giải quyết được vấn đề ở giai đoạn 2, người bệnh cần có những cách chữa trị trực tiếp ngay tại nhà để quá trình điều trị đạt được hiệu quả cao nhất. Thấu hiểu vấn đề này, PGS. TS Trịnh Tùng – nguyên phó giám đốc của Phòng khám Đa khoa Quốc tế cộng đồng cũng đã có những chia sẻ rất thực tế về cách chữa bệnh trĩ nội độ 2: Việc tuân thủ theo phác đồ điều trị trực tiếp của bác sĩ, hoàn thành đúng theo những chỉ định được giao kết hợp với đó là những sự thay đổi thói quen sinh hoạt tại nhà hợp lý là chìa khóa để điều trị bệnh trĩ hiệu quả nhất.

Cùng tìm hiểu cách chữa bệnh trĩ nội tại nhà với một số thông tin sau đây:

Chữa trị bằng thuốc

Việc chữa trị bằng thuốc phụ thuộc tuyệt đối vào việc kê đơn của bác sĩ điều trị. Tuyệt đối không sử dụng thêm bất cứ loại thuốc nào ngoài đơn thuốc đang sử dụng. Việc sử dụng thêm các loại thuốc không có trong đơn không những không thể đảm bảo được tác dụng mà thuốc mang lại, mà còn có thể gây ra tình trạng tương tác thuốc, ảnh hưởng rất lớn đến cơ thể của người sử dụng thuốc. Một số loại thuốc thường được dùng trong điều trị bệnh trĩ nội độ 2 như sau:

  • Thuốc uống: Với rất nhiều các tác dụng thành phần khác nhau, loại thuốc này chủ yếu được sử dụng với mục đích tăng cường độ bền thành mạch, kháng viêm, giảm triệu chứng sa búi trĩ,…
  • Viên đặt hậu môn: Đây cũng là một loại thuốc khá phổ biến được dùng trong điều trị bệnh trĩ nội. Tác dụng chính của loại thuốc này là tác động đến hệ thống tĩnh mạch nằm bao quanh hậu môn. Nhờ vậy mà các cơn đau do co thắt tĩnh mạch hậu môn cũng giảm bớt đáng kể.
  • Kem bôi trĩ: chống viêm trực tiếp, ngăn chặn các kích ứng môi trường đối với vùng hậu môn, khiến kích thước búi trĩ giảm đi một cách trực tiếp.

    Bệnh trĩ nội
    Có thể sử dụng rau mồng tơi để giảm đau do bệnh trĩ nội

Sử dụng các biện pháp dân gian

Kết hợp sử dụng chut yếu các loại thảo dược có tác dụng chống viêm, giảm đau với nhau để giảm bớt những cơn đau gây ra bởi bệnh. Đây là một phương pháp chữa trĩ nội rất lành tính. Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng có thể áp dụng được do nó chỉ có tác dụng chủ yếu đối với những bệnh nhân có tình trạng bệnh nhẹ nhàng. Một số loại thảo dược thường được sử dụng như:

  • Rau mồng tơi
  • Nghệ tươi
  • Lá trầu không

Thay đổi thói quen sinh hoạt

Về mặt tính chất, trĩ nội độ 2 vẫn là tình trạng chuyển biến chưa nặng. Vậy nên, việc chữa trị ngay tại nhà đối với giai đoạn này vẫn rất khả thi. Người bệnh chỉ cần thực hiện một lịch sinh hoạt điều độ theo đúng những chỉ dẫn sau để có thể chữa bệnh hiệu quả:

  • Uống nước đầy đủ trong ngày: Một người bình thường mỗi ngày cần uống từ 2 đến 2,5 lít nước. Không chỉ sử dụng nước tinh khiết, bạn có thể dùng rất nhiều loại nước khác nhau như nước hoa quả, sữa, sinh tố,… Hạn chế sử dụng các loại chất kích thích như rượu, cafe,…

    Bệnh trĩ nội
    Phải phẫu thuật đối với bệnh trĩ nội độ 3 và 4
  • Tăng cường bổ sung chất xơ trong các bữa ăn: Chất xơ là chất vô cùng quan trọng để góp phần tăng cường khả năng hoạt động của hệ tiêu hóa. Việc thiếu chất xơ trong các bữa ăn rất dễ khiến tình trạng khó tiêu xảy ra, khiến cho bệnh trĩ trở nặng hơn. Một người một ngày nên bổ sung khoảng 25g chất trở lên.
  • Tăng cường luyện tập thể dục thể thao: Việc tập luyện thể dục giúp cho các cơ quan trong cơ thể hoạt động hiệu quả hơn, trong đó có hệ tiêu hóa.
  • Không nhịn đại tiện: Nếu có nhu cầu đại tiện thì cần nhanh chóng giải quyết vấn đề. Và khi đi đại tiện cũng không nên rặn quá mạnh, gây ảnh hưởng tới các búi trĩ.

Các thuốc chữa bệnh trĩ nội

Thuốc bôi trĩ Titanoreine

Thuốc có xuất xứ từ Pháp, có công dụng khiến các búi trĩ co lại tạm thời, giảm thiểu triệu chứng sưng đau, ngăn chặn cảm giác ngứa ngáy, đau rát ở hậu môn đồng thời tăng cường tuần hoàn máu xuống búi trĩ giúp cho quá trình tuần hoàn diễn ra thuận lợi.

Bệnh trĩ nội
Thuốc bôi trĩ Titanoreine

Thuốc bôi trĩ Preparation H

Thuốc bôi trĩ Preparation H được sản xuất tại Mỹ, thuốc có tác dụng đẩy lùi các biểu hiện đặc trưng của bệnh trĩ nội, điều trị bệnh trĩ nội rất hiệu quả

Bôi trực tiếp Preparation H vào khu vực búi trĩ sau khi vệ sinh sạch sẽ hậu môn sẽ giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn, hạn chế cảm giác đau nhức, vướng víu.

Bệnh trĩ nội
Thuốc bôi trĩ Preparation H

Thuốc bôi trĩ Rectostop

Bao gồm các thành phần chính như: Carraghenates, oxide của titanium, oxide kẽm, Lidocaine, thuốc bôi trĩ Rectostop có tác dụng làm giảm các triệu chứng đặc trưng của bệnh trĩ nội ở giai đoạn 1 và 2.

Thuốc có công dụng:

  • Hỗ trợ cải thiện bệnh trĩ, giúp đẩy lùi nhanh chóng các triệu chứng của bệnh trĩ: đau rát, ngứa ngáy, sa búi trĩ, chảy máu hậu môn,…
  • Giúp làm co và teo búi trĩ.
  • Bảo vệ các mô ở hậu môn khỏi các tác nhân gây hại.
  • Phòng ngừa nhiễm trùng hậu môn.

Đặc biệt thuốc có thể sử dụng cho phụ nữ mang thai và đang cho con bú. Tuy nhiên, liều lượng cụ thể cần phải có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Thuốc bôi trĩ Proctolog

Đây cũng là một loại thuốc từ Mỹ, có chứa hai thành phần chính là: Trimébutine có hàm lượng 5,8g và Ruscogénines có hàm lượng 0,5g. Thuốc có công dụng giảm ngứa rát ở hậu môn, chống co thắt mạch máu từ đó giải quyết tình trạng sưng đau tại khu vực búi trĩ.

Bệnh trĩ nội
Thuốc bôi trĩ Proctolog

Cây thuốc nam chữa bệnh trĩ nội

Trong đông y, các vị thuốc như cam thảo, ngư tiên thảo, xà sàng, thăng ma, hạ liên thảo, đại hoàng, hoàng kỳ, bồ hoàng, chỉ xác, đẳng sâm, sài hồ, trắc bách diệp, đương quy, trần bì, hòe hoa, diệp bách chi, ngẫu tiết, hắc chi ma….có công dụng giảm ứ đọng khí huyết hậu môn, chống táo bón, tăng cường chức năng tiêu hóa, bảo vệ và tăng tính đàn hồi của thành tĩnh mạch, thông đại tiện. Tuy nhiên, người bệnh cần phải kiên trì thực hiện trong một thời gian dài thì mới thấy được hiệu quả mới rõ rệt.

Cách phòng tránh bệnh trĩ nội

Theo chia sẻ của các chuyên gia thì để tránh mắc phải căn bệnh phiền toái này, tốt nhất ngay từ bây giờ hãy duy trì một lối sống lành mạnh, khoa học:

  • Tăng cường ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ chẳng hạn như bắp cải, súp lơ, rau muống, cải ngọt…
  • Hạn chế đồ nhiều dầu mỡ, tránh xa đồ cay nóng
  • Tăng cường đi lại vận động, tránh đứng, đặc biệt là ngồi quá lâu 1 tư thế.
  • Tạo thói quen đi đại tiện đều đặn, không nhịn đại tiện. Không nên căng thẳng, rặn mạnh khi đại tiện.Bệnh trĩ nội
  • Giữ gìn vệ sinh hậu môn, không quan hệ qua đường hậu môn
  • Tuyệt đối không tự ý tìm cách chữa trĩ nội tại nhà.

Chữa bệnh trĩ nội bằng rau diếp cá có được không?

Trên thực tế, rau diếp cá vẫn thường được người ta sử dụng để chữa trĩ. Tuy nhiên, rau diếp cá chỉ là cách chữa bệnh trĩ nội độ 1. Đây là giai đoạn bệnh trĩ vẫn còn có những biểu hiện rất nhẹ nhàng và việc dùng các loại thảo dược như rau diếp cá có thể mang lại rất nhiều hiệu quả.

Người ta thường sử dụng rau diếp cá thông qua các cách sau:

  • Ăn trực tiếp rau diếp cá.
  • Uống nước ép từ rau diếp cá.
  • Đắp trực tiếp rau diếp cá đã được xay nhỏ vào vị trí hậu môn.
  • Xông hậu môn với nước rau diếp cá nóng.

Bệnh trĩ nội nên ăn gì?

Khi bị bệnh trĩ, bạn nên sử dụng một số loại thực phẩm sau:

  • Các loại thức ăn chứa hàm lượng lớn chất xơ (rau, củ,…)
  • Ăn các loại thực phẩm chứa nhiều sắt, magie,…
  • Sử dụng đồ ăn chứa ít muối.

    Bệnh trĩ nội
    Người bị trĩ nội cần tăng cường bổ sung chất xơ

Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm sau:

  • Đồ ăn cay nóng.
  • Các loại đồ ăn, đồ uống có chứa các chất kích thích.
  • Các loại đồ ăn chứa nhiều đường và tinh bột.
  • Đồ ăn chứa nhiều đầu mỡ và chất béo..

Bệnh viện nào chữa trĩ tốt nhất Hà Nội, TP.HCM?

Ở cả Hà Nội và TP.HCM đều có những bệnh viện hết sức chất lượng với những phác đồ điều trị bệnh trĩ được kiểm chứng với rất nhiều bệnh nhân. Bạn có thể tìm đến những bệnh viện này để thăm khám sao cho phù hợp với các yếu tố của bản thân nhất:

  • Bệnh viện Y học cổ truyền trung ương – Hà Nội.
  • Bệnh viện Đại học Y Hà Nội – Hà Nội.
  • Bệnh viện Việt Đức – Hà Nội.
  • Bệnh viện đại học Y Dược TP.HCM – TP.HCM.
  • Bệnh viện Bình Dân – TP.HCM.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến bệnh trĩ nội. Chúng tôi mong những thông tin này sẽ phần nào giúp các bạn hiểu rõ hơn về các biểu hiện cũng như các điều trị của căn bệnh này. Chúc các bạn sức khỏe!