Từ xưa đến nay, bệnh trĩ vốn không phải là một căn bệnh hiếm gặp bởi có đến 3/4 người lớn có triệu chứng của bệnh trĩ theo thời gian và bệnh trĩ ngoại là một trong hai loại bệnh trĩ điển hình. So với bệnh trĩ nội, bệnh trĩ ngoại dễ phát hiện ra và cũng dễ dàng điều trị hơn.
Tuy nhiên, bệnh trĩ ngoại lại là căn bệnh xuất hiện ở khu vực nhạy cảm khiến cho người bệnh có phần tự ti, ngại ngùng không muốn đi khám, một số người tìm cách chữa trị tại nhà. Nhưng đôi khi do tính chủ quan hoặc tìm hiểu sai lệch làm cho căn bệnh ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Vì vậy, bài viết sau đây của https://nci.org.vn/ sẽ cung cấp cho bạn các thông tin về bệnh trĩ ngoại một cách chính xác và đầy đủ nhất để bạn có hướng điều trị tốt nhất, phù hợp nhất cho bản thân.
Bệnh trĩ ngoại là gì?
Như chúng ta đã biết, ống hậu môn được cấu tạo bởi ba phần chính là lớp niêm mạc, lớp cơ thắt vòng trong và lớp cơ thắt vòng ngoài. Lớp cơ thắt vòng trong là một loại cơ vô cảm, không chứa dây thần kinh cảm giác. Lớp cơ thắt vòng ngoài nằm dưới lớp bì hậu môn, có nhiều sợi thần kinh cảm giác và vận động. Nhờ vào vị trí hai lớp cơ và đường lược ( nằm giữa ống hậu môn) để xác định bệnh trĩ nội và trĩ ngoại.
Bệnh trĩ ngoại (External Hemorrhoids) được hình thành do các đám rối tĩnh mạch ở phía dưới đường lược bị giãn nở quá mức, gấp khúc và nổi lên, che phủ bởi một lớp da mỏng ( được gọi là búi trĩ). Có thể thấy rõ bên trong búi trĩ chứa các tĩnh mạch trĩ nhỏ, mảnh, loằng ngoằng, chồng chéo lên nhau. Vì vậy, búi trĩ trở nên xơ cứng, lòi ra ngay bờ hậu môn dẫn đến tình trạng viêm nhiễm.
Khác với bệnh trĩ nội, bệnh trĩ ngoại thường xuất hiện các búi trĩ ngay trong giai đoạn đầu của bệnh. Vì vậy, rất dễ nhận ra dấu hiệu của bệnh và chữa trị kịp thời.
Bệnh trĩ ngoại tuy không quá nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh nhưng luôn gây ngứa ngáy, vướng víu, khó chịu do sự xuất hiện của các búi trĩ gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt cũng như đời sống tình dục của bệnh nhân.
Khi phát hiện ra bệnh cần phải điều trị dứt điểm ngay tránh tâm lý e ngại hay chủ quan khiến tình trạng bệnh kéo dài. Nếu để bệnh trĩ ngoại ở mức độ nặng có thể dẫn tới viêm nhiễm hậu môn, áp xe hậu môn, ung thư trực tràng, từ đó gây ảnh hưởng đến tính mạng.
Nguyên nhân gây bệnh trĩ ngoại
Các yếu tố gây bệnh trĩ ngoại thường gặp là:
- Do chứng táo bón lâu ngày: Khi bị táo bón, ta thường phải dùng hết sức để “rặn”, đẩy phân bị khô cứng ra bên ngoài. Dần dần lâu ngày, hậu môn sẽ bị tổn thương, cơ thắt giãn ra, tĩnh mạch bị cọ xát quá mức dẫn đến hình thành các búi trĩ.
- Thói quen ăn uống thiếu khoa học: ăn nhiều đồ cay nóng nhưng lại thiếu chất xơ ( trái cây, rau củ). Một bữa ăn khoa học cần đảm bảo đủ 4 nhóm thực phẩm: tinh bột, chất đạm, chất xơ và chất béo.
- Thói quen sinh hoạt sai lệch: ngồi một chỗ quá lâu, ít đứng, mang vác nặng; áp lực của công việc, stress; thường xuyên nhịn đại tiện; vừa đại tiện vừa đọc báo, dùng điện thoại ( thời gian ngồi đại tiện lâu); hay “rặn” khi đi vệ sinh; có thói quen ngồi xổm; vệ sinh hậu môn không sạch;…
- Phụ nữ mang thai: thai nhi sẽ gây áp lực lên các tĩnh mạch ở hậu môn.
- Viêm nhiễm trực tràng.
- Nguyên nhân tuổi tác: ở người cao tuổi, hệ tiêu hóa và tĩnh mạch ở hậu môn theo thời gian bị lão hóa nên dễ có khả năng mắc bệnh
- Do biến chứng của các bệnh: tiêu chảy, tiêu hóa kém, kiết lỵ kéo dài,… dẫn đến tĩnh mạch hậu môn bị tổn thương, đồng thời cũng gây ra tình trạng viêm nhiễm hậu môn.
- Quan hệ cửa sau dẫn đến viêm nhiễm hậu môn (thường xảy ra ở quan hệ đồng tính nam).
- Có thể do tĩnh mạch trực tràng không có van tĩnh mạch.
Hình ảnh bệnh trĩ ngoại nhẹ
Triệu chứng, dấu hiệu của bệnh trĩ ngoại
Bệnh trĩ ngoại có rất nhiều triệu chứng, dấu hiệu đặc trưng để phát hiện ra bệnh, chúng xuất hiện ngay trong giai đoạn đầu của bệnh. Một số biểu hiện của bệnh trĩ ngoại có thể kể ra như:
- Cảm thấy đau rát, nặng tức vùng hậu môn, đặc biệt là khi đi đại tiện hoặc làm việc nặng, có thể đau âm ỉ cả ngày.
- Chảy máu khi đi đại tiện: do búi trĩ nằm ở phía ngoài hậu môn nên chỉ cần một tác động nhỏ ( như sự cọ xát của phân khi đi đại tiện) cũng có thể làm cho tĩnh mạch hậu môn bị vỡ ra dẫn đến chảy máu. Máu thường có màu đỏ tươi. Ở giai đoạn đầu, máu chảy rất ít, nhưng sau đó máu có thể chảy thành giọt thậm chí bắn thành tia. Tuy nhiên, bệnh trĩ ngoại không phải lúc nào cũng chảy máu khi đi vệ sinh.
- Búi trĩ bị lòi ra khỏi ống hậu môn: giai đoạn đầu, hậu môn chỉ xuất hiện những lớp da thừa. Sau đó, búi trĩ dần hình thành và phát triển to dần. Búi trĩ mềm và màu thâm tím giống như cục máu đông, có thể thấy rõ các tĩnh mạch ngoằn nghoèo, chồng chéo lên nhau, đôi khi có mủ.
- Cảm giác ngứa ngáy, nóng rát, vướng víu nơi hậu môn đồng thời cũng xuất hiện dịch nhầy gây ẩm ướt, khó chịu.
- Búi trĩ sa ra ngoài hậu môn khi đi vệ sinh.
- Hậu môn bị sưng to.
- Viêm nhiễm hậu môn: do búi trĩ có các nếp gấp nên khi đi vệ sinh xong, người bệnh khó có thể vệ sinh sạch sẽ dẫn đến tình trạng viêm nhiễm hậu môn, viêm nhiễm âm đạo ( đối với nữ giới).
- Nứt kẽ hậu môn: trường hợp này xảy ra khi máu chảy ra và đông tụ lại ở rìa hậu môn, sau đó do các tác động ( như cọ xát của quần hay của phân khi đi đại tiện) dẫn đến tình trạng nứt kẽ hậu môn.
Các cấp độ của bệnh trĩ ngoại
Dựa vào mức độ biểu hiện, tình trạng của bệnh mà bệnh trĩ ngoại được phân loại thành 4 cấp độ:
Bệnh trĩ ngoại cấp độ 1
Đối với những người mắc bệnh ở cấp độ này, búi trĩ bắt đầu cương tụ và lòi ra khỏi ống hậu môn. Người bệnh sẽ cảm thấy hơi vướng víu, khó chịu, đôi khi có thể chảy máu.
Bệnh trĩ ngoại cấp độ 2
Ở giai đoạn này, búi trĩ bắt đầu phát triển kéo dài hơn ở ngoài hậu môn. Khi đi đại tiện, búi trĩ sa khi “rặn” và tự co lên sau khi đi xong. Đồng thời cũng xuất hiện dấu hiệu chảy máu và cảm giác ngứa ngáy vùng hậu môn.
Bệnh trĩ ngoại cấp độ 3
Đây là giai đoạn bệnh phát triển nặng và xuất hiện nhiều biểu hiện đặc trưng để nhận biết bệnh trĩ ngoại. Bệnh nhân sẽ cảm thấy đau rát, ngứa ngáy vùng hậu môn rất khó chịu. Khi đi đại tiện, búi trĩ bị sa và không tự co lại được, phải dùng tay đẩy lên. Búi trĩ lớn hơn và tình trạng chảy máu cũng nhiều hơn.
Bệnh trĩ ngoại cấp độ 4
Ở cấp độ cuối của bệnh, búi trĩ bắt đầu bị viêm nhiễm, xuất hiện dịch nhầy vùng hậu môn gây cảm giác ẩm ướt, ngứa ngáy, bí bách. Ở giai đoạn này, trĩ sa thường xuyên, kể cả trường hợp sa trĩ tắc mạch.
Những đối tượng có thể mắc bệnh trĩ ngoại
Những trường hợp có nguy cơ mắc trĩ ngoại thường là:
- Những người bị chứng táo bón kéo dài.
- Người mắc các bệnh về hệ tiêu hóa, hệ hô hấp, …
- Người thừa cân, béo phì.
- Người có thói quen sinh hoạt ngồi một chỗ trong thời gian dài như nhân viên văn phòng,…; ít vận động hoặc công việc mang vác nặng.
- Người có thói quen vừa đi vệ sinh vừa xem điện thoại, đọc sách, báo,…
- Người có chế độ ăn uống không hợp lý, thiếu chất xơ ( dễ dẫn đến táo bón), hay ăn đồ cay, nóng như ớt, hạt tiêu,… hoặc thường xuyên sử dụng rượu, bia,…
- Người có thói quen ngồi xổm, rặn khi đi đại tiện.
- Những đối tượng quan hệ đồng tính nam, hoặc quan hệ qua cửa sau.
- Phụ nữ đang mang thai hoặc sau sinh cũng có thể mắc bệnh trĩ ngoại do: hệ thống tĩnh mạch yếu, thai có thể gây áp lực lên tĩnh mạch hậu môn, hoặc do động tác rặn khi sinh,…
Các biện pháp chẩn đoán bệnh trĩ ngoại
Để chẩn đoán bệnh trĩ ngoại, có thể dựa vào các triệu chứng lâm sàng của bệnh kết hợp với các xét nghiệm để phân biệt với các bệnh khác có biểu hiện tương tự.
Khám lâm sàng:
- Chẩn đoán bệnh được thực hiện bằng cách quan sát hậu môn của bệnh nhân, sẽ thấy sự xuất hiện của búi trĩ. Búi trĩ có màu đỏ thẫm như cục máu đông, chứa các tĩnh mạch mảnh, loằng ngoằng, chồng chéo lên nhau và được che phủ bởi một lớp da mỏng.
- Triệu chứng đi kèm của bệnh nhân có thể là ngứa ngáy, vướng víu, nóng rát vùng hậu môn, đặc biệt là khi đi đại tiện. Có thể có hiện tượng chảy máu hoặc không.
- Từ đó, bác sĩ có thể chẩn đoán được tình trạng bệnh trĩ của bệnh nhân cũng như mức độ nặng nhẹ.
Khám cận lâm sàng: Các xét nghiệm và kiểm tra cận lâm sàng ( nội soi đại tràng, đại tràng sigma) là những thủ tục cần thiết để xác nhận chẩn đoán cũng như chẩn đoán về các vấn đề khác như nứt ống hậu môn, viêm nhiễm hậu môn, khối u hậu môn, trực tràng,… đặc biệt là ung thư trực tràng, đại tràng.
Cách phòng tránh bệnh trĩ ngoại
Trước tiên cần phải loại bỏ những thói quen xấu có thể gây bệnh như: thường xuyên nhịn đại tiện, rặn mạnh khi đi đại tiện, hay ngồi xổm, ngồi nhiều một chỗ, ít đứng, ít vận động,… Đối với những người do tính chất công việc cần ngồi nhiều thì nên cố gắng mỗi tiếng đứng dậy vận động vài phút.
Bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ như trái cây, rau củ, các loại ngũ cốc,… Đảm bảo đủ 4 chất trong một bữa ăn: tinh bột, chất cơ, chất béo, chất đạm nhằm tránh tình trạng táo bón, đặc biệt là táo bón kéo dài.
Giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, stress. Rèn luyện thân thể thường xuyên bằng thể dục thể thao, hoặc ít nhất không để bản thân không vận động chút nào.
Với người bị bệnh trĩ ngoại cần bổ sung đủ nước trong 1 ngày ( khoảng 2 lít nước), có thể kết hợp các loại nước rép rau quả. Đồng thời hạn chế tối đa các loại nước có chất kích thích: bia, rượu,…
Ngoài ra, sau mỗi lần đi vệ sinh, bệnh nhân cần vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn để tránh tình trạng viêm nhiễm.
Biện pháp điều trị bệnh trĩ ngoại
Có 2 phương pháp để điều trị bệnh trĩ ngoại: điều trị bằng nội khoa và điều trị bằng ngoại khoa.
Điều trị trĩ ngoài bằng phương pháp nội khoa
Thuốc uống: sử dụng các nhóm thuốc chứa hoạt chất Rutin làm tăng tính thẩm thấu và tính đàn hồi của các tĩnh mạch vùng hậu môn – trực tràng; thuốc kháng sinh, kháng viêm (Aspirin, Ibuprofen, …); thuốc sát trùng (Boric acid, Phenylmercuric,…); thuốc co mạch (Zinc oxide, Resorcinol, …)
Thuốc tác động tại chỗ: có thể sử dụng các loại thuốc mỡ bôi hoặc thuốc dạng viên đặt vào trong hậu môn (Witch Hazel, Neo Haelar, Daflon…) loại thuốc này giúp kháng viêm, giảm đau, chống chảy máu và tăng sự săn chắc thành tĩnh mạch.
Kết hợp với phương pháp: ngâm hậu môn trong nước ấm, 2-3 lần/ ngày, mỗi lần khoảng 10 phút.
Ngoài ra có thể áp dụng các phương thuốc trong y học cổ truyền.
Điều trị trĩ ngoại bằng phương pháp ngoại khoa
Áp dụng các thủ thuật: phải được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa và tại bệnh viện.
- Tiêm xơ ( sử dụng cho bệnh trĩ cấp độ 1 và cấp độ 2): được thực hiện bằng cách bơm 1 – 2 ml chất làm xơ ( phenol 5%, quinine, urea hydrochloride, polydocanol). Tiêm bằng kim tiêm dưới lớp niêm mạc của búi trĩ. Cách này thường sử dụng cho bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch hoặc bị bệnh đông máu.
- Quang đông hồng ngoại ( sử dụng cho trĩ cấp độ 1 và cấp độ 2).
- Đốt laser búi trĩ ( thường sử dụng cho trĩ cấp độ 2).
Phẫu thuật: thường áp dụng với các bệnh nhân mắc bệnh trĩ ngoại giai đoạn muộn ( cấp độ 3 hoặc 4)
- Đây là cơ quan chứa nhiều dây thần kinh cảm giác nên rất dễ gây đau đớn. Vì vậy, khi cắt trĩ ngoại thường chỉ áp dụng phương pháp cắt trĩ để giảm bớt tình trạng đau đớn kéo dài như tiêm xơ, laser,…
- Hiện nay có rất nhiều phương pháp phẫu thuật như: phương pháp Milligan – Morgan, Feguson; khâu treo triệt mạch trĩ theo phương pháp Longo; khâu triệt mạch trĩ dưới hướng dẫn của siêu âm doppler (THD); …
Cách chữa bệnh trĩ ngoại tại nhà bằng phương pháp dân gian
Đối với những người mới bị bệnh có thể áp dụng các phương pháp điều trị bệnh trĩ ngoại hiệu quả tại nhà bằng cách sử dụng các loại cây sau:
Cách làm co búi trĩ ngoại bằng rau diếp cá
Rau diếp cá: đây là một loại rau khá phổ biến. Trong rau diếp cá có chứa một lượng lớn chất Isoquercetin, chất này dùng để điều trị chứng táo bón, tiêu diệt ký sinh trùng, sát khuẩn, tiêu viêm và thanh lọc cơ thể.
Cách làm: Rửa sạch và ăn sống rau diếp cá hoặc uống nước ép rau diếp cá mỗi ngày. Nếu muốn điều trị bệnh trĩ ngoại một cách nhanh chóng, người bệnh có thể xay nhuyễn rau diếp cá rồi đắp lên búi trĩ. Hoặc đun nước rau diếp cá rồi xông vào vùng hậu môn.
Cách làm co búi trĩ ngoại bằng lá trầu không
Lá trầu không: đây vốn là một loại thảo dược có tác dụng kháng viêm, kháng nấm rất tốt. Vì vậy, có thể dùng lá trầu không để chữa chứng viêm nhiễm, ngứa ngáy, đau rát hậu môn của bệnh trĩ ngoại.
Cách làm: Lấy khoảng 10 – 15 lá trầu không, rửa sạch và đun với nước, đun sôi trong khoảng 7 phút là được. Đợi đến khi nước còn hơi ấm có thể chạm tay vào được. Rửa sạch vùng hậu môn bằng nước muối loãng, ấm rồi ngâm hậu môn vào nước lá trầu không vừa đun trong khoảng 15 phút. Kiên trì thực hiện trong vòng ít nhất 2 tuần, 1 – 2 ngày ngâm 1 lần, sẽ thấy tính hiệu nghiệm của lá trầu không trong việc điều trị bệnh trĩ ngoại.
Cách làm co búi trĩ ngoại bằng đu đủ xanh
Đu đủ xanh: đây là một loại quả có tính hàn, rất tốt cho hệ tiêu hóa và hệ bài tiết. Vì vậy, có thể sử dụng loại quả này để điều trị táo bón, triệu chứng viêm nhiễm, nóng rát vùng hậu môn của bệnh trĩ ngoại.
Cách làm: rửa sạch và cắt nhỏ quả đu đủ xanh ( khoảng 150g), 100g trực tràng heo, cho đầy đủ gia vị vào và hầm, mỗi tuần hầm 2 – 3 lần sẽ có tác dụng. Với phụ nữ đang mang thai mà bị trĩ thì nên hầm đu đủ xanh với xương heo hoặc móng giò, vừa có thể chữa được bệnh trĩ vừa lợi sữa. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể cắt đôi quả đu đủ xanh úp vào cẳng chân trước khi đi ngủ và rửa sạch vào sáng hôm sau. Cách làm này giúp làm co búi trĩ.
Chữa bệnh trĩ ngoại bằng lá bỏng
Lá bỏng: có thể ăn sống hoặc xay ra làm nước uống. Mỗi ngày nên ăn khoảng 100g lá bỏng, chỉ sau 1 tuần sẽ thấy hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Ngoài ra, để điều trị nhanh bệnh trĩ ngoại, người bệnh có thể giã nát lá bỏng. Sau đó, rửa sạch vùng hậu môn bằng nước muối loãng, ấm rồi đắp phần lá bỏng vừa giã lên, cố định và để qua đêm, rửa sạch lại vào sáng hôm sau. Cách làm này giúp giảm đau rát, ngứa ngáy vùng hậu môn mà giúp co búi trĩ.
Chữa bệnh trĩ ngoại bằng lá ngải cứu
Lá ngải cứu: trong dân gian, lá ngải cứu được dùng để giảm đau, điều hòa kinh nguyệt và hỗ trợ điều trị bệnh trĩ. Khi đi đại tiện thấy có hiện tượng chảy máu, lấy lá ngải cứu giã ra làm nước uống. Lá này giúp cầm máu rất hiệu quả.
Bệnh trĩ ngoại nên ăn gì?
Một số nguyên tắc ăn uống đối với người bị bệnh trĩ ngoại có thể kể ra như:
- Ăn lượng thịt vừa đủ.
- Thường xuyên ăn các loại chất xơ
- Hạn chế thức ăn cay
- Hạn chế đồ ăn mặn
- Không sử dụng các loại chất kích thích
Thuốc chữa bệnh trĩ ngoại
Thuốc uống chữa trĩ ngoại
Có rất nhiều loại thuốc uống khác nhau rất hiệu quả cho bệnh trĩ ngoại như:
- Daflon
- Venrutine
- An Trĩ Vương
- Trĩ Tâm An
Ngoài ra cũng còn một số loại sản phẩm khác. Các sản phẩm dùng cho bệnh trĩ ngoại hiện tại rất đa dạng. Bạn có thể tham khảo ý kiến từ các bác sĩ để được biết cụ thể nhất.
Thuốc bôi trĩ ngoại
Hiện nay có rất nhiều loại thuốc bôi trĩ giúp giảm cảm giác đau, ngứa ngáy, nóng rát, khó chịu vùng hậu môn. Thuốc bôi trĩ chủ yếu có hai dạng: dạng thuốc mỡ và dạng kem. Thuốc dùng để bôi trực tiếp lên búi trĩ và chỉ nên dùng khi bệnh ở mức độ nhẹ bởi thuốc bôi trĩ không phải là giải pháp lâu dài.
Sau đây là một số gợi ý về các loại thuốc bôi trĩ ngoại:
- Kem bôi trĩ và nứt hậu môn Doctor Butler: giúp giảm các triệu chứng đau rát, ngứa ngáy; giảm sưng tạm thời khi búi trĩ bị kích thích; chữa lành các vết nứt hậu môn.
- Thuốc bôi trĩ ngoại Preparation H: điều trị triệu chứng đau, nóng rát, sưng vùng hậu môn sau khi đi đại tiện.
- Gel bôi trĩ Cotripro: làm dịu các triệu chứng đau rát, ngứa ngáy của bệnh trĩ ngoại, thu nhỏ búi trĩ, làm lành vết nứt hậu môn.
Trên đây là các thông tin cần thiết về bệnh trĩ ngoại. Hy vọng bài viết đem lại nhiều điều bổ ích cho các bạn cũng như giúp các bạn tìm được hướng giải quyết tốt nhất cho vấn đề của bản thân!
Mọi thắc mắc liên quan hãy để lại ở phần bình luận, để chúng tôi có thể giải đáp giúp bạn.