Cây cỏ xung quanh chúng ta tiềm ẩn rất nhiều công dụng kỳ diệu đối với sức khỏe con người. Chữa bệnh bằng thảo dược tự nhiên bây giờ đang là xu hướng bởi chúng vừa hiệu quả vừa an toàn. Gần đây, rất nhiều người đang truyền nhau phương pháp điều trị bệnh trĩ bằng lá trầu không. Thực hư của cách làm này như thế nào, liệu lá trầu không có tốt đối với bệnh nhân mắc trĩ như chúng ta mong đợi. Trong bài viết dưới đây, https://nci.org.vn/ sẽ cung cấp tới các bạn toàn bộ thông tin về phương pháp này.
Contents
- 1 Thông tin cơ bản về bệnh trĩ
- 2 Lá trầu không là loại lá gì?
- 3 Dùng lá Trầu không chữa trĩ có tốt không?
- 4 Lá trầu không có tác dụng gì trong điều trị bệnh trĩ?
- 5 Cách sử dụng lá Trầu không chữa trĩ
- 6 Lưu ý khi dùng lá Trầu không chữa trĩ
- 7 Đánh giá của chuyên gia về phương pháp chữa trĩ bằng lá trầu không
- 8 Một số câu hỏi khác liên quan đến bệnh trĩ
Thông tin cơ bản về bệnh trĩ
Bệnh trĩ là gì?
Nhiều người vẫn còn mơ hồ về bệnh trĩ và lầm tưởng với các bệnh khác hoặc dễ dàng bỏ qua. Bệnh trĩ xảy ra khi áp lực ở vùng hậu môn quá lớn, dẫn đến các mô, các đám rối tĩnh mạch ở đó bị sưng lên, dãn ra, thậm trí sa ra ngoài. Bệnh trĩ có các triệu trứng lâm sàng điển hình như đau rát vùng hậu môn, đại tiện khó khăn, phân có lẫn máu và dịch nhầy, ở giai đoạn nặng bạn có thể sờ thấy búi trĩ bị sa ra ngoài, ngồi hoặc đi lại rất đau.
Nguyên nhân mắc bệnh trĩ
Nguyên nhân ban đầu và hay gặp nhất là do hiện tượng táo bón lâu ngày. Bởi vậy ở thời kỳ đầu người bệnh thường chủ quan và nghĩ rằng chỉ bị táo bón thông thường, đến khi búi trĩ sa xuống thì việc chữa trị rất khó khăn.
Do đó nếu nhận thấy dấu hiệu bất thường hoặc nghi ngờ mình bị trĩ thì hãy đến bệnh viện để kiểm tra, đừng vì đây là bệnh vùng kín mà ngại chia sẻ làm ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống sinh hoạt.
Để tìm hiểu chi tiết và cụ thể hơn về căn bệnh này, bạn có thể tham khảo thêm thông qua bài viết: Bệnh trĩ là gì? Cách tự chữa bệnh trĩ ở nhà hiệu quả mà lại cực kỳ dễ dàng

Lá trầu không là loại lá gì?
Cây Trầu không có tên khoa học là Piper Betle, là loại cây dây leo sống lâu năm, có lá hình tim, màu xanh, mặt trên nhẵn, bóng. Ở các vùng nông thôn Việt Nam bạn có thể dễ dàng tìm được cây trầu không bời từ xa xưa loại lá này đã không thể thiếu trong từng miếng trầu cánh phượng của các bà, các mẹ.
Nhưng ít ai biết rằng đây chính là một cây thuốc, nó các các tính chất dược học rất tốt cho sức khỏe. Trong lá Trầu không có chứa betel-phenol, chavicol và cađinen chúng có tác dụng kháng khuẩn, chống oxy hóa và tăng cường trao đổi chất rất tốt.
Dùng lá Trầu không chữa trĩ có tốt không?
Bệnh trĩ là hậu quả của việc ăn uống không lành mạnh dẫn đến táo bón lâu ngày. Chữa bệnh cần khắc phục được nguyên nhân thì bệnh mới khói tận gốc và lá Trầu không hội tụ đủ các tính chất để có thể đánh bay bệnh trĩ.
Nguồn kháng sinh tự nhiên trong lá trầu sẽ tiêu diệt hết các vi khuẩn có hại trong đường ruột, đường ruột sạch hơn thì việc hấp thu dưỡng chất và đào thải cặn bã cũng trở nên trơn tru hơn. Trầu không giúp tăng cường tra đổi chất khiến bạn ăn uống ngon miệng hơn, dạ dày co bóp nhịp nhàng nghiền nhuyễn thức ăn. Từ đó, phân sẽ không còn khô, rắn như trước, việc đị tiện sẽ trở nên dễ dàng hơn, bớt đau đớn hơn.
Ngoài ra, tinh chất trong lá Trầu không còn bảo vệ bạn tránh khỏi nhiễm trùng ở các vết rách hậu môn, xoa dịu các mao mạch bị sưng, làm cho búi trĩ teo lại dần.
Có thể thấy, lá Trầu không thực sự là một lựa chọn đúng đắn, bạn sẽ không còn phải lo lắng, khổ sở vì bệnh trĩ đeo bám hằng ngày.
Lá trầu không có tác dụng gì trong điều trị bệnh trĩ?
Sử dụng lá Trầu không mang lại rất nhiều ưu điểm vượt trội so với vệc dùng thuốc tây y.
Đầu tiên, lá trầu là một loại thảo dược rất dễ tìm lại rẻ tiền, dễ sử dụng phù hợp với những người không có điều kiện hoặc ngại đến bệnh viện điều trị, nhưng lại mang đến hiệu quả vô cùng tuyệt vời.
Là một loại dược liệu tự nhiên vì vậy bạn có thể hoàn toàn yên tâm, sẽ không có vấn đề gì ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.
Hơn nữa, lá Trầu không còn có rất nhiều công dụng hữu ích khác như chữa viêm họng, viêm phổi, hôi miệng, kích thích tiêu hóa,…
Với những ưu điểm nổi trội như vậy, chữa trĩ bằng lá Trầu không thực sự là một phương pháp tối ưu.

Cách sử dụng lá Trầu không chữa trĩ
Cách 1: Sử dụng lá trầu không để xông hơi
Chuẩn bị: Khoảng 10-15 lá Trầu không, lưu ý hãy chọn những lá tươi, không bị sâu bệnh.
Cách làm: Rửa sạch nắm lá, ngâm bằng nước muối loãng để loại bỏ hết vi khuẩn. Cho lá Trầu không vào nồi với một ít muối sau đó đổ nước ngập mặt lá và đun sôi với lửa nhỏ trong vòng 5 phút. Lấy nồi nước ra khỏi bếp để nguội đến khoảng 50 độ C rồi dùng nước đó để ngâm hậu môn trong khoảng 30 phút. Mỗi ngày như vậy 2 lần bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
Cách 2: Sử dụng lá trầu không kết hợp dược liệu khác
Chuẩn bị: 7 lá trầu không cùng với 7 quả bồ kết, 7 hạt gấc và 1 quả cau to.
Cách làm: Sau khi đã rửa sạch nguyên liệu giã nhỏ lá trầu, bồ kết và hạt gấc, bổ cau ra thành từng miếng nhỏ rối cho tất cả vào nồi. Đổ nước vừa phải và đun sôi hỗn hợp trong vòng 5 phút. Bạn dùng dung dịch đã đun sôi để xông hậu môn trong vòng 15 phút trước khi đi ngủ.

Lưu ý khi dùng lá Trầu không chữa trĩ
Việc dùng lá Trầu không chỉ có hiệu quả mạnh nhất đối với những người mới mắc bệnh, cón đối với các bệnh nhân đã ở giai đoạn nặng cần đến bệnh viện để được bác sĩ tư vấn phương pháp tốt nhất.
Bạn cần phải kiên trì thì mới đạt được kết quả mong đợi. Ngoài ra trong quá trình điều trị cần hạn chế ăn đồ cứng, cay nóng, ăn thêm nhiều rau xanh, hoa quả, uống nhiều nước và nhai thật kỹ.
Chữa trĩ bằng lá Trầu không là một phương pháp hiệu quả an toàn lại tiết kiệm chi phí mà bạn nên thử.
Đánh giá của chuyên gia về phương pháp chữa trĩ bằng lá trầu không
Để có cái nhìn một cách khách quan nhất về việc sử dụng lá trầu không trong điều trị bệnh trĩ dưới góc độ có tính chuyên môn. Hãy cùng tìm hiểu xem những chuyên gia nói gì về phương pháp này:
Một số câu hỏi khác liên quan đến bệnh trĩ
Nên ăn gì khi bị trĩ?
Đối với những bệnh nhân bị trĩ, chế độ ăn uống thường ngày là hết sức quan trọng. Nó chính là một khía cạnh góp phần rất lớn vào việc điều trị bệnh cho những người không may gặp phải bệnh này. Trong chế độ ăn thường ngày của mình, bệnh nhân bị trĩ cần chú ý đến một số các loại thực phẩm như sau:
- Chất xơ là một yếu tố cực kỳ quan trọng cần được bổ sung hàng ngày với người bị bệnh trĩ nói riêng hay tất cả mọi người nói chung. Việc bổ sung chất xơ giúp ích rất nhiều cho việc giảm các triệu chứng đau rát của bệnh gây nên.
- Người bệnh cũng nên thường xuyên bổ sung các loại thực phẩm chứa sắt để hỗ trợ cho cơ thể trong quá trình sản sinh hồng cầu. Do bệnh nhân bị trĩ thường xuyên mất máu do tình trạng đi ngoài ra máu của bệnh.
- Người bị bệnh trĩ cần tuyệt đối không sử dụng những loại thực phẩm gây ảnh hưởng xấu đối với căn bệnh này như các loại thực phẩm cay nóng, các loại chất kích thích như rượu, bia, cafe,…
Ngoài việc sử dụng các loại thực phẩm trên, bạn có thể sử dụng thêm những sản phẩm chăm sóc sức khỏe có tác dụng giảm bớt những triệu chứng do bệnh trĩ gây nên như Thăng Trĩ Mộc Hoa hay An Trĩ Khang,…

Bệnh trĩ có thể bị lây không?
Nguyên nhân chính dẫn đến việc mắc bệnh trĩ chính là do những tác động lên tĩnh mạch hậu môn khiến nó bị phình lên. Sự tác động này thường đến từ thói quen hàng ngày của rất nhiều dân văn phòng như ngồi quá nhiều, dẫn đến áp lực trực tiếp lên tĩnh mạch hậu môn. Ngoài ra, việc rặn quá mạnh trong quá trình vệ sinh cũng là một nguyên nhân dẫn đến trĩ.
Chính vì vậy, có thể nói rằng nguyên nhân mắc bệnh trĩ phần lớn là đến từ thói quen sinh hoạt hằng ngày và bệnh không thể bị lây từ người sang người.