Bệnh trĩ không còn là khái niệm xa lạ, đây là căn bệnh khá phổ biến ở người trưởng thành trong xã hội hiện nay, đây là một căn bệnh khá nhạy cảm nên nhiều người thường không dám nói ra, họ chỉ tìm đến gặp các bác sĩ khi bệnh tiến triển nặng nề. Để có thể phòng và tránh căn bệnh khó chịu và có vài phần tế nhị này, chúng ta cần phải trang bị đầy đủ kiến thức để hiểu rõ hơn về nó, bài viết dưới đây https://nci.org.vn/ sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về bệnh trĩ.
BỆNH TRĨ LÀ GÌ?
Hậu môn của chúng ta có các đám rối tĩnh mạch trĩ (búi trĩ), tuỳ theo vị trí mà phân thành các búi trĩ nội và búi trĩ ngoại, chúng có chức năng giúp cho máu từ vùng hậu môn trực tràng trở về tim theo vòng tuần hoàn máu và có vai trò như một lớp đệm cho hậu môn được khép kín lại, do đó các búi trĩ là trạng thái sinh lý bình thường của cơ thể. Tình trạng bệnh lý xảy ra khi các búi trĩ bị sa dạng quá mức, gây ra các triệu chứng như căng phồng, đau rát, chảy máu và tăng tiết dịch ở hậu môn, theo dân gian Việt Nam còn hay gọi bệnh này là “bệnh lòi dom”.
PHÂN LOẠI BỆNH TRĨ?
Theo vị trí hình thành của các “búi trĩ”, bệnh trĩ chủ yếu được phân thành 2 loại: Trĩ nội và trĩ ngoại
- Trĩ nội: Khi búi trĩ nằm ở phía trên đường lược, bao bọc là niêm mạc hậu môn, thường không gây cảm giác đau, có triệu chứng chảy máu không liên tục, xuất hiện khi đi tiểu, đôi khi có dịch nhầy.
- Trĩ ngoại: Khi búi trĩ nằm ngoài ống hậu môn, bao bọc là da, thường gây ngứa đau, có thể có chảy máu, trong vài trường hợp máu sẽ ứ đọng bên trong búi trĩ hình thành huyết khối khiến các búi trĩ sưng, viêm, đau dữ dội
- Ngoài ra còn một dạng của bệnh trĩ có thể gặp đó là “ trĩ hỗn hợp”: Đây là tình trạng người bệnh mắc cả trĩ nội và trĩ ngoại, khi tình hình bệnh lý kéo dài, các búi trĩ nội và búi trĩ ngoại sẽ liên kết với nhau và hình thành búi trĩ hỗn hợp (nếu búi trĩ nội sa độ 3,4 sẽ tạo thành búi trí hỗn hợp)
Theo sự tiến triển của các búi trĩ còn nằm bên trong hay đã sa ra khỏi hậu môn, có thể phân bệnh trĩ theo 4 cấp độ:
- Trĩ độ 1: Giai đoạn bệnh mới hình thành, búi trĩ sa thấp xuống dưới đường lược nhưng vẫn nằm hoàn toàn trong ống hậu môn, người bệnh không thấy búi trĩ mà thấy chảy máu, đau rát sau mỗi lần đại tiện
- Trĩ độ 2: Búi trĩ sa thấp hơn nữa xuống dưới đường lược, lúc bình thường búi trĩ nằm trong ống hậu môn, khi rặn đi đại tiện đầu búi trĩ thập thò ở đầu lỗ hậu môn, có thể nhìn và sờ thấy được, búi trĩ có thể tự thu lại vào trong
- Trĩ độ 3: Búi trĩ thò ra ngoài khi rặn lúc đại tiện hoặc khi đi lại nhiều, phải dùng tay đẩy vào hoặc nằm nghỉ ngơi một lúc lâu thì búi trĩ mới có thể thu lên được
- Trĩ độ 4: Búi trĩ sa hẳn ra ngoài lỗ hậu môn, thường xuyên nằm ngoài ống hậu môn, có dùng tay đẩy vào thì trĩ sẽ lại thfo ra ngay
NHỮNG NGƯỜI CÓ NGUY CƠ MẮC BỆNH TRĨ
- Người mắc bệnh tiêu chảy hoặc táo bón mãn tính
- Người có những đặc thù nghề nghiệp ít vận động, phải ngồi nhiều (Nhân viên văn phòng, nhân viên bán hàng, bảo vệ…)
- Chế độ sinh hoạt không lành mạnh (Ít rèn luyện thể chất, chế độ ăn thiếu chất xơ, ăn nhiều đạm và đồ cay nóng…)
- Thừa cân và béo phì làm gia tăng tần suất của bệnh
- Những người cao tuổi
- Phụ nữ có thai và sinh con
- Những người có tiền sử mắc các hội chứng ruột kích thích, lỵ hay các bệnh viêm phế quản, viêm phổi…
NGUYÊN NHÂN MẮC BỆNH TRĨ
Nguyên nhân chính gây ra bệnh trĩ chính là do tăng áp lực lên các búi trĩ trong lòng hậu môn. Theo nghiên cứu trên thực tế, chúng ta thường gặp những nguyên nhân chính sau đây:
- Táo bón thường xuyên làm rặn nhiều mỗi khi đi đại tiện gây hậu quả làm búi trĩ căng phồng, dễ chảy máu và sa giãn
- Tiêu chảy nhiều lần làm tăng áp lực tống phân lên các búi trĩ do đó những người bị viêm đại tràng hay rối loạn tiêu hoá rất dễ mắc bệnh trĩ
- Tăng áp lực ở bụng cũng làm tăng áp lực lên các búi trĩ thường gặp ở phụ nữ có thai hoặc những người mắc bệnh về đường hô hấp
- Do thói quen lao động và sinh hoạt: Những công việc phải mang vác nặng, đứng lâu, ngồi nhiều, ít hoạt động thể lực….
TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH TRĨ
Tuỳ thuộc vào loại bệnh trĩ (trĩ nội hay trĩ ngoại) và phân độ trĩ mà người bệnh đang mắc phải, sẽ có những triệu chứng không giống nhau. Tuy nhiên, nhìn chung thì những người mắc bệnh trĩ đều có những triệu chứng điển hình như sau:
Chảy máu: Là triệu chứng sớm và thường gặp nhất, máu được phát hiện khi nhìn vào giấy vệ sinh hoặc tia máu đỏ dính vào cuối phân rắn, ban đầu máu chỉ có khi táo bón hoặc do mót rặn, về sau máu chảy thường xuyên hơn và lượng máu nhiều hơn, lúc này có thể nhìn thấy máu trong bồn cầu.
Sa búi trĩ: Xảy ra khi búi trĩ quá lớn và thò ra ngoài, ảnh hưởng đến việc sinh hoạt trong đời sống thường ngày của người bệnh.
Đau rát: Người bệnh có cảm giác đau nhiều xung quanh vùng hậu môn sau mỗi lần đại tiện, khi bệnh trĩ để quá nặng có thể gây ra các biến chứng như tắc mạch, sa nghẹt búi trĩ sẽ làm cho tình trạng đau đớn dữ dội hơn.
Ngứa và tăng tiết dịch hậu môn: Do hậu môn bị viêm, kích thích, sưng tấy nên tiết dịch nhiều, gây ướt và ngứa.
BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH TRĨ
Khi bệnh trĩ tiến triển kéo dài và không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm sau đây:
- Rối loạn chức năng hậu môn: Khi búi trĩ sa ra ngoài sẽ khiến cho người bênh cảm thấy đau đớn, khó chịu khi đi đại tiện và có thể xâm lấn các cơ quan bên trong gây đại tiện không tự chủ
- Nghẹt búi trĩ: Làm cho máu không thể lưu thông gây nghẹt búi trĩ, làm người bệnh đau đớn, nguy hiểm hơn có thể gây nhiễm trùng máu và viêm nhiễm hậu môn
- Thiếu máu: Bệnh trĩ thường kèm theo biểu hiện là đại tiện ra máu, lượng máu tăng dần khi bệnh phát triển nặng, do đó khi tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến thiếu máu mạn tính, ảnh hưởng đến sức khoẻ người bệnh
- Rối loạn thần kinh: Người bệnh thường xuyên trong trạng thái lo lắng, căng thẳng, đau nhức vùng lưng dưới, suy giảm trí nhớ khiến cho cuộc sống sinh hoạt bị ảnh hưởng nghiêm trọng
- Bệnh viêm nhiễm phụ khoa: Do vị trí của hậu môn và âm hộ ở nữ giới gần nhau, khi mắc bệnh trĩ, các vi khuẩn tích tụ tại hậu môn có thể dễ dàng xâm nhập vào âm hộ, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản
CÁCH CHỮA BỆNH TRĨ
Dùng thuốc Nội – Ngoại chữa bệnh trĩ
Trên thị trường hiện nay phổ biến một số loại thuốc được sử dụng để điều trị trĩ như: Trimebutin- thuốc giúp làm co mạch, co búi trĩ, giảm đau; An Trĩ Vương- thuốc đặc trị bệnh trĩ; Một số loại thuốc bôi và thuốc đặt cũng có tính hiệu quả rất cao như: Calmol, Proctolog…..
Điều trị ngoại khoa bằng phẫu thuật
Đối với trường hợp bệnh trĩ tiến triển nặng bệnh nhân có thể được chỉ định các điều trị ngoại khoa như: Thắt vòng cao su (Ngăn không cho máu lưu thông tới các búi trĩ); Chích xơ bằng cách tiêm hoá chất vào mạch máu (thường sử dụng là Natri tetradecyl sulfate hoặc phenol 5%…); Phẫu thuật cắt trĩ là biện pháp cuối cùng khi các biện pháp khác không đạt được hiệu quả.
Cách điều trị bệnh trĩ tại nhà
- Chế độ ăn nhiều chất xơ, uống nhiều nước, hạn chế đồ cay, nóng và các chất kích thích như ớt, cà phê, rượu, bia….
- Tăng cường hoạt động thể lực, rèn luyện thể chất, tránh ngồi nhiều hoặc đứng quá lâu
- Bổ sung các thực phẩm nhuận tràng làm giảm nguy cơ táo bón, thực phẩm giàu sắt để hạn chế nguy cơ thiếu máu ở người bị chảy máu kéo dài
- Chườm đá ở hậu môn để giảm sưng và đau
- Đi vệ sinh ngay khi có nhu cầu, tránh nhịn, tránh ngồi lâu khi đi vệ sinh
- Vệ sinh hậu môn sạch sẽ bằng cách rửa nước hoặc sử dụng giấy ướt của trẻ em. Tránh sử dụng giấy vệ sinh khô cứng làm tăng tổn thương ở hậu môn
- Duy trì cân nặng bình thường, tránh béo phì và thừa cân
- Đặc biệt, bạn có thể sử dụng một số bài thuốc dân gian để chữa bệnh trĩ, ưu điểm là có tính an toàn rất cao và nguyên liệu vô cùng dễ kiếm: sử dụng rau diếp cá để đắp hậu môn hoặc uống; ăn đu đủ giúp thu nhỏ búi trĩ; xông nước lá trầu không hoặc dùng để ngâm chân, tay; sử dụng tỏi ngâm với rượu đắp vào hậu môn để giảm sưng đau hậu môn.
Chữa bệnh trĩ tại nhà bằng các bài thuốc dân gian từ xưa được ông cha ta truyền lại cho con cháu và tiếp nối qua các thế hệ. Một số cây ở ngoài đời thường mà bạn không thể ngờ tới nhưng lại có tác dụng chữa bệnh trĩ một cách hiệu quả mà không cần phải tốn quá nhiều công sức tìm kiếm và sử dụng các loại thuốc tân dược gây ra nhiều tác dụng phụ cho cơ thể được kể đến như là lá của cây trầu không, quả đu đủ, rau diếp ca hay là dùng tỏi trong món ăn hàng ngày để chữa trị bệnh trĩ.
PHÒNG NGỪA BỆNH TRĨ
Để tránh căn bệnh “tế nhị” này, điều cần thiết đầu tiên là phải làm cho phân mềm để chúng có thể dễ dàng đi qua lỗ hậu môn, các bạn nên thực hiện một số biện pháp chúng tôi liệt kê dưới đây:
- Bổ sung nhiều chất xơ trong chế độ ăn uống. Ăn nhiều hoa quả, trái cây, đồ ăn dễ tiêu… để tránh táo bón và giảm nguy cơ mắc bệnh trĩ
- Uống nhiều nước, uống đủ 2 lít nước / ngày
- Không ăn đồ ăn quá cay và nóng, hạn chế rượu, bia, các chất kích thích khác
- Rèn luyện thể dục thường xuyên: Đi bộ nhanh 20-30 phút/ ngày hoặc tập các bài thể lực có mức độ tương tự
- Tránh ngồi lâu, đặc biệt ngồi trên bồn cầu, gây tăng áp lực lên tĩnh mạch ở hậu môn
Qua cẩm nang mà chúng tôi vừa giới thiệu đến các bạn, chúng ta thấy rằng bệnh trĩ tuy có thể gây ra rất nhiều biến chứng và phiền toái nghiêm trọng, nhưng nếu được phát hiện sớm và kịp thời thì biện pháp điều trị rất đơn giản và nhanh chóng. Tuy nhiên, do một số chủ quan của phần lớn người bệnh, khi mới mắc phải bệnh trĩ họ thường lướt qua và không điều trị ngay, điều đó dẫn đến bệnh lý sẽ ngày càng phát triển nặng nề hơn, sự chậm trễ này sẽ dẫn đến khó khăn trong việc điều trị, cũng như thời gian của người bệnh. Do đó, để bảo vệ sức khoẻ cho chính mình, hãy liên lạc ngay với bác sĩ nếu bạn có nguy cơ mắc bệnh trĩ nhé!
Tham khảo: https://itppharma.com/benh-tri/